Với cây thuốc dễ tìm này, viêm họng nặng mấy cũng đánh bay

Viêm họng gây đau rát họng, khó khăn trong việc nuốt, ăn uống khiến bạn cảm thấy khó chịu. Dưới đây là mẹo trị viêm họng từ những cây cỏ dễ kiếm.

Khi bị viêm họng, người bệnh thường có triệu chứng: đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm… rất khó chịu. Xin giới thiệu một số vị thuốc dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng hiệu quả, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.

Có thể sử dụng cây cỏ vườn nhà để trị viêm họng. Ảnh minh họa

Có thể sử dụng cây cỏ vườn nhà để trị viêm họng. Ảnh minh họa

Nước ép củ cải: Dùng củ cải tươi, rửa sạch, ép lấy nước, pha loãng nước ép củ cải với nước theo tỉ lệ 1:1 để làm nước súc ngậm họng hằng ngày có tác dụng giảm đau, khàn tiếng do viêm họng rất tốt.

Lá chua me đất: Lá chua me đất 50g, muối 2g. Rửa sạch lá, nhai với muối, ngậm rồi nuốt từ từ. Ngày làm 3-4 lần.

Lá bạc hà: Lá bạc hà 2 - 3 lá, rửa sạch rồi nhai dập, ngậm nuốt nước từ từ vài lần trong ngày.

Lá húng chanh: Lá húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần.

Hoặc: Lá húng chanh 3 lá, sơn đậu căn 3 miếng, nhai nuốt nước bỏ bã, ngày 5 - 6 lần.

Hoặc: Lá húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1-2 lần. Dùng 3 - 5 ngày. Đối với trẻ em khó uống thuốc có thể lấy vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ ngậm uống 2 - 3 lần trong ngày.

Lá Hẹ

Hẹ chưng đường phèn: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.

Rau diếp cá

Cháo cá rau diếp cá: Nấu chín cháo cá, bỏ rau diếp cá làm sạch và thái nhỏ vào, nấu cho chín, ăn khi còn nóng để có hiệu quả.

Diếp cá và nước vo gạo: Nước vo gạo đặc đun sôi, cho lá diếp cá đã rửa sạch và vò nát vào đun. Để nguội rồi uống, nên uống cách bữa ăn 1 giờ.

Diếp cá mật ong: 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, hòa tan trong 3 thìa mật ong rồi ngậm. Mật ong có vị ngọt, mùi thơm sẽ làm át mùi tanh của diếp cá, dễ sử dụng hơn, đặc biệt là với trẻ em.

Lá tía tô

Chuẩn bị lá tía tô, mận tươi, trái đại táo, lá trà: Đun sôi 500ml nước, cho mận tươi và đại táo giã nhuyễn cùng lá tía tô và lá trà vào đun 20 phút, để nguội và chắt lấy nước uống.

Cháo tía tô, hành đỏ: Nấu cháo cho chín, bỏ tía tô và hành đỏ vào trộn cùng cháo, ăn ngay khi còn nóng.

Mặc dù lá tía tô rất có lợi cho sức khỏe nhưng người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều loại lá này.

Cây lược vàng

Lá lược vàng tươi: Lấy 1 lá lược vàng tươi, ngâm rửa sạch tạp chất, thái thành miếng nhỏ, nhai dập cùng một chút muối, ngậm nước lá một lúc cho hoạt chất tác động vào cổ họng.

Lược vàng và dấm chuối: Lược vàng rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Hòa nước cốt cùng 5ml giấm chuối, ngậm hỗn hợp 2 lần/ngày.

Diệu Tâm (T/H) - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/voi-cay-thuoc-de-tim-nay-viem-hong-nang-may-cung-danh-bay-81370-9.html