'Virus xác sống' bất ngờ hồi sinh, Trái đất liệu có gặp họa?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 'virus xác sống' 50.000 năm tuổi mới được hồi sinh vẫn còn có khả năng trở thành mầm bệnh truyền nhiễm. Từ đó, chúng trở thành mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng.

Nhóm nghiên cứu do nhà vi trùng học Jean-Marie Alempic thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đứng đầu mới thông báo về việc tìm thấy 13 virus cổ đại bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Trong đó, mẫu " virus xác sống" cổ nhất được phát hiện là amip có tuổi thọ lên tới 48.500 năm tuổi được tìm thấy bên dưới một hồ nước.

Nhóm nghiên cứu do nhà vi trùng học Jean-Marie Alempic thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp đứng đầu mới thông báo về việc tìm thấy 13 virus cổ đại bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Trong đó, mẫu " virus xác sống" cổ nhất được phát hiện là amip có tuổi thọ lên tới 48.500 năm tuổi được tìm thấy bên dưới một hồ nước.

Những "virus xác sống" khác nằm rải rác ở voi ma mút và ruột của một con sói Siberia. Toàn bộ số "virus xác sống" trên đều bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu.

Để nghiên cứu các loại "virus xác sống" này có gây nguy hiểm cho con người hay không, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu chi tiết về virus amip.

Các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật nuôi cấy amip đơn bào còn sống. Thông qua nghiên cứu, họ chứng minh được virus vẫn còn có khả năng trở thành mầm bệnh truyền nhiễm.

Các loại "virus xác sống" cổ xưa có thể trỗi dậy, xâm nhập trở lại môi trường khi Trái đất nóng lên, các dải băng vĩnh cửu tan chảy. Lúc ấy, những vật chất bị mắc kẹt hàng ngàn năm sẽ được giải phóng.

Trong số này có các loại vi khuẩn đã "ngủ đông" trong nhiều thiên niên kỷ sẽ được "hồi sinh".

"Khi các loại virus cổ đại lây nhiễm sang cây cối, động vật và con người, tình hình có thể nghiêm trọng hơn nhiều", nhóm nghiên cứu cảnh báo.

Theo các chuyên gia, những loại virus mà con người đã biết được giải phóng từ lớp băng vĩnh cửu cổ đại có thể bị khống chế bằng thuốc kháng sinh hiện có.

Tuy nhiên, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều trong trường hợp các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát từ sự hồi sinh của một loại virus cổ đại chưa được biết đến.

Do vậy, khi lớp băng vĩnh cửu cổ đại tan chảy thì khả năng cao sẽ giải phóng những loại virus chưa từng biết đến có nguy cơ gây nguy hiểm cho cộng đồng. Vì vậy, các chuyên gia sẽ tập trung nghiên cứu vấn đế này trong tương lai.

Mời độc giả xem video: Sông băng trên dãy Alps tan chảy với tốc độ kỷ lục. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Science Alert)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/virus-xac-song-bat-ngo-hoi-sinh-trai-dat-lieu-co-gap-hoa-1780329.html