Vĩnh Phúc: Khánh thành Chánh điện chùa Thông (Phúc Yên)

Linh Thông Tự hay người dân trong vùng thường gọi là chùa Thông là một ngôi chùa cổ nằm trên địa bàn khu Thanh Lộc nay thuộc thôn Bắc Ái, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên, Vĩnh Phúc (phía nam của dãy Tam Đảo). Tương truyền, liên quan đến hệ thống đền chùa thờ hai vị Thành hoàng là thần Cao Sơn và thần Mã Minh. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, ngôi chùa bị xuống cấp không đáp ứng được nhu câu sinh hoạt tín ngưỡng cho bà còn nhân dân địa phương.

Buổi lễ khánh thành có sự góp mặt của đông đảo phật tử, nhà hảo tâm và nhân dân xã Ngọc Thanh.

Ảnh: Xuân Nhâm

Lễ khánh thành ngôi Chánh điện mới của chùa Thông diễn ra vào ngày 19/5 tại thôn Bắc Ái, xã Ngọc Thanh, Phúc Yên với sự góp mặt của đại diện chính quyền địa phương, đông đảo phật tử, nhà hảo tâm và nhân dân địa phương đã không kể đêm ngày, nỗ lực hoàn thành các phần việc để ngôi chánh điện sớm được khánh thành, đưa vào sử dụng.

Biểu diễn văn nghệ của các cháu thiếu nhi. Ảnh: Xuân Nhâm

Chùa Thông là một ngôi chùa cổ, chính xác thời kỳ nào thì không ai biết, chỉ biết rằng trên những tượng, di vật cổ ở chùa thì đoán chừng chùa có từ thời Hùng Vương. Sự biến đổi của lịch sử qua hàng nghìn năm làm chùa Thông cũng bị tác động. Trước năm 1954, chùa Thông được người dân làm tạm trên mảnh đất hiện tại để có nơi thờ phụng. Đến năm 1956, nhà nước và nhân dân địa phương mới bắt đầu tiến hành xây dựng ngôi chùa mới, tuy nhiên vẫn còn sơ sài. Trước nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh của phật tử và nhân dân địa phương, cán bộ, đảng viên và nhân dân thống nhất đề nghị các cấp có thẩm quyền cho phép trùng tu xây dựng.

Chánh điện chùa Thông được xây dựng khang trang. Ảnh: Xuân Nhâm

Được sự đồng ý và ủng hộ của Đảng ủy, UBND, UBMT Tổ Quốc xã Ngọc Thanh, cán bộ và nhân dân sau thôn trong vùng cùng góp công, góp sức phục dựng lại Chùa bảo đảm phục vụ tốt nhu cầm tâm linh của người dân trong vùng và các tỉnh lân cận.

Trải qua 3 năm xây dựng, với hàng chục nghìn ngày công lao đông, ngôi Tam bảo chùa Thông đã hoàn thành như nguyện với tổng diện tích hơn 1.100 m2 trong đó diện tích sinh hoạt là 250 m2 và diện tích mái chéo hơn 850m2, tổng kinh phí xây dựng là 4 tỉ 375 triệu đông. Nay công việc xây dựng Chánh điện đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng làm nơi tu tập, chiêm bái cũng như đón tiếp du khách phật từ gần xa.

Buổi lễ diễn ra trong niềm vui chung của đồng bào địa phương. Ảnh: Xuân Nhâm

Trong không khí trang nghiêm, Đại đức Thích Nguyên Phong – Trụ trì chùa Thông cho biết, ngôi chánh điện chính là trái tim của một ngôi chùa dù lớn hay nhỏ, vì đây là nơi thành tựu mọi tăng sự theo giới luật của người xuất gia. Trong đó, nghi thức khánh thành ngôi chánh điện là quan trọng nhất, là nền tảng cho sư hòa hợp tăng chúng, thành tựu mọi tăng sự mà giới luật đã ban hành từ thời đức Phật còn tại thế và được lưu truyền cho đến ngày nay.

Cắt băng khánh thành chùa Thông. Ảnh: Xuân Nhâm

Trước khi kết thúc buổi lễ, đại diện chính quyền, tăng, ni, phật tử, nhân dân cử hành nghi lễ dâng hương và cắt băng khánh thành chùa Thông.

Chùa Thông nằm ở xã Ngọc Thanh, là một xã miền núi của TP. Phúc Yên với đông đảo đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống. Bà con từ xa xưa sống với nghề nông là chính, đời sống còn rất khó khăn. Hiện tại xã Ngọc Thanh phối hợp cùng thị xã Phúc Yên phát triển công tác thêm dịch vụ, du lịch. Trong tương lai xã Ngọc Thanh cũng có ý định chuyển đổi cho bà con từ sản xuất nông nghiệp sang mở các “tua” du lịch sinh thái kết hợp thăm vãn cảnh chùa, đền trong xã.

Tên là chùa Thông vì ở cửa chùa trước đây có 2 cây thông cổ thụ án ngữ rất linh thiêng. Sau thời gian, hai cây thông bị cháy một phần, vì bảo đảm an toàn cho ngôi chùa nên nhà chùa đã quyết định hạ hai cây thông làm công trình phúc lợi.

Chùa Thông còn tồn tại di tích với tên gọi mộ Chúa, trước kia là những ụ mối lớn tương truyền là ngôi mộ thờ hai công chúa song sinh có công với địa phương, niên đại ước đoán hơn hai trăm năm. Hiện tại, đã được người dân trung tu xây dựng thành một khu thờ cúng để tỏ lòng thành kính với hai bà.

Đến với chùa Thông, du khách như được tịnh tâm, bỏ lại phía sau những muộn phiền, lo toan của cuộc sống để lắng lòng trong tiếng chuông chùa cùng những lời răn của giáo lý nhà Phật.

Bài: Lê Hoàn, Ảnh: Xuân Nhâm

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/vinh-phuc-khanh-thanh-chanh-dien-chua-thong-phuc-yen-69395