Việt Nam tự nâng cấp Su-27UBK lên chuẩn Su-30MK2?

Có khả năng các máy bay tiêm kích Su-27UBK đã được nâng cấp lên chuẩn Su-30MK2 khi mà chúng được sơn màu ngụy trang giống nhau.

Cơ quan báo chí thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân mới đây đã đăng tải những hình ảnh đáng lưu ý về dàn máy bay tiêm kích Su-27 tại Trung đoàn tiêm kích 925. Đó là việc các máy bay Su-27SK (một chỗ ngồi) và Su-27UBK (hai chỗ ngồi) đều được đổi màu sơn ngụy trang. Việc đổi màu sơn là một dấu hiệu được cho là các tiêm kích Su-27 đã được trải qua đợt đại tu lớn và có thể gồm cả nâng cấp.

Cơ quan báo chí thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân mới đây đã đăng tải những hình ảnh đáng lưu ý về dàn máy bay tiêm kích Su-27 tại Trung đoàn tiêm kích 925. Đó là việc các máy bay Su-27SK (một chỗ ngồi) và Su-27UBK (hai chỗ ngồi) đều được đổi màu sơn ngụy trang. Việc đổi màu sơn là một dấu hiệu được cho là các tiêm kích Su-27 đã được trải qua đợt đại tu lớn và có thể gồm cả nâng cấp.

Điều gây ngạc nhiên là trong khi các máy bay Su-27SK sử dụng màu camo nền trời như cũ, có phần đậm hơn trước…

…thì những chiếc máy bay tiêm kích Su-27UBK (dành cho huấn luyện và có thể tham gia chiến đấu, hai chỗ ngồi) lại được sơn màu cỏ mía…

….giống các máy bay Su-30MK2 mới, được biên chế cho Trung đoàn không quân 923. Chính vì thế, có những khả năng các máy bay Su-27UBK đã được nâng cấp lên chuẩn Su-30MK2. Bổ sung vai trò tác chiến không – đất, không – biển bên cạnh khả năng chiếm ưu thế trên không tuyệt vời.

Việc nâng cấp Su-27UBK lên chuẩn Su-30MK2 cũng “dễ dàng” vì vốn dĩ nguyên mẫu Su-30MK dùng để phát triển các phiên bản MKK, MK2, MKI được thiết kế trên cơ sở cải tiến mẫu Su-27UB (UBK là bản xuất khẩu) hai chỗ ngồi vốn dùng cho nhiệm vụ huấn luyện phi công và tham chiến. Không loại trừ khả năng Việt Nam đã tự chủ quá trình nâng cấp này khi xuất hiện những hình ảnh chiếc 8526 Su-27UBK được sửa chữa tại nhà máy A32.

Nếu đây là sự thật thì chúng ta đã có những chiếc máy bay chiến đấu còn mạnh hơn cả Su-30MK2 nguyên bản. Vì những chiếc Su-27UBK có khả năng chiến đấu chiếm ưu thế trên không rất mạnh, một số tham số về tính cơ động còn vượt trội hơn cả Su-30MK/MK2 vốn thiên về đa nhiệm. Ví dụ như tốc độ leo cao của Su-27 là 320m/s, trong khi Su-30 chỉ là 230m/s, về tốc độ thì Su-27 đạt Mach 2,35 (tức 2.500km/h) còn Su-30MK2 chỉ là 2.120km/h - Mach 2.

Việc được nâng cấp giúp cho tính năng không chiến của dòng Su-27 vốn đã rất mạnh, sẽ còn mạnh hơn khi có thể triển khai được cả tên lửa không đối không tầm xa “bắn và quên” R-77 (trước kia chỉ mang được R-73 và R-27 dẫn radar bán chủ động).

Đặc biệt khi cần các máy bay Su-27UBK nâng cấp còn có thể đảm nhiệm vai trò tác chiến trên mặt biển khi triển khai được các tên lửa chống tàu siêu thanh.

Ảnh: Máy bay tiêm kích Su-30MK2 diễn tập phóng tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A.

Tên lửa chống tàu Kh-31A lao tới mục tiêu.

Hiện Việt Nam có trong tay khoảng 5 chiếc Su-27UBK nhập khẩu cùng lô hàng mua 7 chiếc Su-27SK giai đoạn giữa những năm 1990. Toàn bộ số máy bay này nằm trong biên chế Trung đoàn tiêm kích 925 (phiên hiệu cũ là 940).

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/viet-nam-tu-nang-cap-su-27ubk-len-chuan-su-30mk2-710750.html