Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thuộc hàng cao nhất khu vực

Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ (EACPM) dự kiến rằng năng suất lao động của Việt Nam cần tăng trưởng 6,3% mỗi năm trong giai đoạn 2018-2020 để thúc đẩy tăng trưởng GDP lên 6,85% mỗi năm.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của năng suất lao động Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 là 3,4%. Con số này tăng lên 4,3% trong giai đoạn 2011-2015.

Cải thiện năng suất lao động của Việt Nam có thể được giải thích bằng những thay đổi về cấu trúc. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 52,3% tổng số lao động năm 2008 xuống còn 40,2% trong năm 2017.

Ngoài ra, nhờ quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) một cách triệt để, tỷ lệ tăng trưởng lao động hàng năm ở mức âm 0,7% trong các DNNN giai đoạn từ năm 2008 - 2017.

Cùng thời gian này, với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và môi trường kinh doanh ngày một cải thiện, tăng trưởng lao động của các tập đoàn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở mức đáng kể 11,5%.

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cao nhất trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 đến năm 2017.

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cao nhất trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 đến năm 2017.

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam luôn nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cao nhất trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 đến năm 2017.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng có mức tăng trưởng lương tối thiểu trung bình hàng năm cao trong khu vực, đạt 13,4% trong một khoảng thời gian 5 năm, trong khi con số này tại Indonesia và Thái Lan lần lượt là 14,8% và 0,3%.

Mặc dù Đông Nam Á đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với lực lượng lao động có lương thấp, các nhà đầu tư nước ngoài đã chú ý hơn đến thực tế là mức lương tối thiểu tăng nhanh hơn năng suất lao động.

Có thể thấy, tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đã được cải thiện theo thời gian với tốc độ nhanh hơn so với hầu hết các nước ở Đông Nam Á, tuy nhiên năng suất lao động của Việt Nam vẫn nằm trong số thấp nhất trong khu vực vào năm 2017.

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân do mặc dù cơ cấu lao động của Việt Nam đã thay đổi theo thời gian, từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ, nhưng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp trên tổng lao động vẫn còn cao so với Thái Lan, Indonesia và Campuchia.

Thứ hai, đã có một sự cải thiện không đáng kể về năng suất lao động trong ngành sản xuất. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về năng suất lao động trong ngành công nghiệp sản xuất từ năm 2011 đến năm 2017 là khoảng 3,6% so với 4,7% của tăng trưởng năng suất lao động chung.

Điều này có nghĩa tốc độ tăng trưởng năng suất lao động, chủ yếu là từ chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động, chủ yếu là từ chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ.

Ngoài ra, theo Tổ chức Năng suất Châu Á (APO), tỷ lệ năng suất lao động đóng góp vàp tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm từ 1,1% trong giai đoạn 2005-2010 xuống còn 0,1% trong giai đoạn 2010-2015. Trong khi vốn (không bao gồm vốn trong công nghệ thông tin) đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP của Việt Nam trong cả hai thời kỳ.

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, Việt Nam có thế mạnh riêng về lực lượng lao động để cạnh tranh với các nước khác. Thứ nhất, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam đã tăng lên theo thời gian. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động có trình độ đào tạo nghề trở lên đã tăng từ 14,9% tổng lực lượng lao động năm 2009 lên 21,4% năm 2017.

Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ (EACPM) dự kiến rằng năng suất lao động cần tăng trưởng 6,3% mỗi năm trong giai đoạn 2018-2020 để thúc đẩy tăng trưởng GDP lên 6,85% mỗi năm. EACPM cũng tin rằng Việt Nam có các điều kiện thích hợp để cải thiện năng suất lao động đáng kể khi đề nghị Chính phủ thiết lập một Hội đồng Năng suất Quốc gia.

Hiền Anh

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/viet-nam-toc-do-tang-truong-nang-suat-lao-dong-thuoc-hang-cao-nhat-khu-vuc-post285356.info