Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia hàng đầu có rủi ro an ninh mạng cao

Theo báo cáo Deloitte Cyber Smart Việt, Nam thuộc nhóm các quốc gia hàng đầu có rủi ro an ninh mạng cao. Nỗi lo bị tấn công mạng gây cản trở khả năng di động, tốc độ số hóa của các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Báo cáo Deloitte Cyber Smart: Enabling APAC business report (Thông minh mạng: Kích hoạt doanh nghiệp châu Á Thái Bình Dương) được tài trợ bởi VMware, đã phân tích nguy cơ mạng, sự chuẩn bị và cơ hội của 12 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Bản báo cáo cho thấy cơ hội tăng trưởng GDP của toàn khu vực lên tới 145 tỉ đô-la Mỹ trong vòng 10 năm tới nếu các doanh nghiệp áp dụng một phương thức tiếp cận bảo mật đa lớp từ lõi nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục, đồng thời thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới.

Chi tiêu an ninh mạng khu vực Đông nam Á ước tính khoảng 1,9 tỉ đô-la Mỹ trong năm 2017, và dự báo tăng tới 5,5 tỉ đô-la Mỹ vào năm 2025. Tuy vậy, các cuộc tấn công mạng vẫn là mối đe dọa chính đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực. Ngoài ra, gần một nửa doanh nghiệp khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã bị tấn công mạng trong vòng 12 tháng qua. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 63% các doanh nghiệp đã chịu tổn thất vì bị gián đoạn kinh doanh do bị tấn công bảo mật.

Các doanh nghiệp cũng đang phải trả giá, bản báo cáo chỉ ra tác động của tấn công mạng đang ngày trở nên tốn kém hơn - các doanh nghiệp lớn với hơn 500 nhân viên ở khu vực APAC có thể tổn thất tới 30 triệu đô-la Mỹ cho một vụ tấn công bảo mật; và đối với doanh nghiệp vừa với 250-500 nhân viên, chi phí này ít nhất là 96.000 đô-la Mỹ.

Chỉ số Thông minh Mạng 2020 (VMware-Deloitte Cyber Smart Index 2020) đánh giá mức độ rủi ro mạng của từng quốc gia trong khu vực cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của họ với những nguy cơ đó. Tập trung vào những nguy cơ thường thấy đối với tấn công mạng, chỉ số này xem xét quy mô của cuộc tấn công, tần suất tấn công và giá trị của doanh nghiệp gặp phải rủi ro. Trong đánh giá sự chuẩn bị sẵn sàng, chỉ số còn xem xét rộng hơn môi trường pháp lý và chính sách để đánh giá các doanh nghiệp có thể làm gì để có sự chuẩn bị tốt hơn đối với các mối nguy cơ mạng đang ngày càng gia tăng.

Những phát hiện chính đã nêu ra, Việt Nam mặc dù có thứ hạng thấp về nguy cơ rủi ro (thứ 11), nhưng lại chịu số lần tấn công mạng cao nhất. Việc thiếu một khung pháp lý toàn diện để điều chỉnh bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư cũng đồng nghĩa với việc quốc gia này thiếu sự chuẩn bị trước các cuộc tấn công mạng.

Singapore đứng đầu về chỉ số thông minh mạng, trở thành quốc gia có sự chuẩn bị tốt nhất trong khu vực APAC, đạt điểm cao trong tất cả các chỉ số về sự chuẩn bị sẵn sàng, với khung pháp lý hiệu quả và sự nhận biết của các tổ chức về rủi ro mạng cao. Mặc dù vậy, Singapore là quốc gia có nguy cơ rủi ro cao nhất trong khu vực APAC với tỉ lệ ứng dụng ICT cao nhất.

Nhật Bản đứng thứ 3 về nguy cơ rủi ro mạng và thứ 2 về sự chuẩn bị sẵn sàng trong khu vực APAC. Tuy nhiên, as the 3rd highest exposure to cyber risk and 2nd highest preparedness in APAC. However, nhìn toàn cảnh thì sự chuẩn bị của các tổ chức có thể được cải thiện hơn nữa.

Úc đứng thứ 3 về sự chuẩn bị sẵn sàng, và thứ 4 về nguy cơ gặp rủi ro trong khu vực. Úc đặc biệt có khung pháp lý, đào tạo và hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D) về an ninh mạng mạnh trong khu vực.

Hàn Quốc có sự chuẩn bị sẵn sàng tương đối tốt, với tỷ lệ cao về hoạt động R&D và thời gian phản ứng nhanh với các mối đe dọa mạng. Với việc ứng dụng công nghệ phổ biến bởi các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ cũng khiến quốc gia này có nguy cơ cao đối với tấn công mạng.

Malaysia đi trước các quốc gia khác trong khu vực với mức độ nguy cơ thấp do có mức độ tuân thủ pháp lý mạnh và một cơ chế đảm bảo quyền riêng tư hiệu quả mặc dù khả năng tổ chức lại tương đối thấp.

Thái Lan xếp thứ 8 về sự chuẩn bị sẵn sàng và thứ 9 về nguy cơ gặp rủi ro, nhưng quốc gia này có tỷ lệ tấn công mạng nằm trong mức cao nhất của khu vực APAC, nguyên do là việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị trực tuyến cũng như gia tăng mối quan tâm tới các đồng tiền ảo, khiến Thái Lan tăng cao nguy cơ trước các rủi ro mạng.

Indonesia xếp hạng thấp hơn so với các quốc gia ASEAN mặc dù có nền kinh tế lớn và quá trình số hóa đang ngày càng tăng, chủ yếu bởi lĩnh vực dịch vụ nhỏ. Nguy cơ của quốc gia này đối với rủi ro mạng sẽ tăng trong các năm sau.

Theo ông Phạm Việt Thắng, Giám đốc quốc gia, VMware Việt Nam, nhu cầu chưa từng có về một lực lượng lao động di động, được đặt ra trong bối cảnh nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng, đã đánh dấu giai đoạn chuyển đổi quan trọng cho các doanh nghiệp trong nước. Trong mô hình mới này, các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống bảo mật đa lớp từ lõi để đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, hướng tới thành công. VMware đang cung cấp giải pháp bảo mật đa lớp từ lõi giúp bảo vệ tất cả các bộ phận quản lý quan trọng của doanh nghiệp hiện đại, giúp hệ thống bảo mật của họ trở nên tự động hóa, chủ động và toàn diện hơn. Điều này giúp bảo vệ các doanh nghiệp trước các mối đe dọa và nguy cơ gián đoạn kinh doanh, khiến họ tự tin triển khai hoạt động kinh doanh hướng tới tương lai số.

Hiền Mai

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/cong-nghe/202003/viet-nam-thuoc-nhom-cac-quoc-gia-hang-dau-co-rui-ro-an-ninh-mang-cao-920045d/