Việt Nam sẵn sàng kịch bản khi bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập

Trong bối cảnh nguy cơ xuất hiện các ca lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong nước ngày càng cao, Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn về các quy trình liên quan. Theo đó cán bộ y tế của bệnh viện được hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ, cách quản lý, điều trị ca bệnh cùng với một số vấn đề cần lưu ý trong chẩn đoán, điều trị Cúm hiện nay.

Đây là một buổi tập huấn của cán bộ nhân viên y tế Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tại đây, mỗi cán bộ y tế được trang bị những kỹ năng cơ bản theo tài liệu hướng dẫn Tổ chức Y tế thế giới về dấu hiệu làm sàng, phương án điều trị bệnh cũng như thực hiện các quy trình sẵn sàng ứng phó phòng lây nhiễm cho mình và cộng đồng.

Bác sỹ ĐỖ THỊ THU HIỀN, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Trung ương: “Bệnh đậu mùa khì thì về cơ bản nó là bệnh nhiễm vi rút cấp tính với các biểu hiện như sốt, nổi hạch, phỏng nước trên da thì nó cũng tương tự như Thủy đậu. Vì vậy mà chúng tôi đã có những cái tập huấn cho tất cả các bác sỹ cũng như nhân viên y tế để kịp thời chẩn đoán sớm và cái quan trọng nhất là khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh. Khi mà bác sỹ khai thác tiền sử dịch tễ trong vòng 21 ngày qua đi du lịch hay tiếp xúc với người nghi ngờ bệnh đầu khỉ thì chúng tôi sẽ lập tức chuyển bệnh nhân sang phòng khám cách ly và lấy bệnh phẩm đi để chẩn đoán xác định.”

Cùng với đó, Cục Y tế Dự Phòng, Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các nội dung về kiểm soát nguồn lây bệnh, phân luồng điều trị ở bệnh viện đối với bệnh đậu mùa khỉ và bệnh cúm A. Đồng thời đưa phương án kích hoạt lại các khu vực cách ly, điều trị Covid-19 để các bệnh viên chủ động sẵn sàng cho các kịch bản ca bệnh đậu mùa khỉ, cúm A có thể xuất hiện, bùng phát.

TS. NGUYỄN LƯƠNG TÂM, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: “Khi mà tổ chức y tế thế giới có thông báo nhiều quóc gia có dịch đậu mùa khỉ thì Cục Y tế đã tham mưu cho Bộ chỉ đạo các sở y tế, các tỉnh thành tăng cường giám sát tại các cửa khẩu và tại các cơ sở y tế. Từ phòng khám cho đến khoa truyền nhiễm, da liễu nếu như xuất hiện bệnh nhân sốt cao rồi đau đầu, đau cơ, nổi hạch thì lập tức có thể cách ly bệnh nhân để xét nghiệp cách ly bệnh nhân, không để lây nhiễm cho bệnh nhân khác và cho những y bác sỹ điều trị.”

Mặc dù Việt nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên trước tình hình Bệnh đậu mùa khỉ diễn biến phức tạp tại các nước Châu Âu và các nước Đông Nam Á, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn, vì vậy Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện được giao cần chủ động các phương tiện, thiết bị và cơ sở thu dung điều trị; tăng cường tập huấn cho nhân viên phòng lây nhiễm. Triển khai công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và bệnh cúm, SXH, Covid-19 rộng rãi đến người dân để cùng nâng cao tinh thần phòng bệnh.

Thực hiện : Tiến Dũng Minh Chiến

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/viet-nam-san-sang-kich-ban-khi-benh-dau-mua-khi-xam-nhap