Việt Nam nên quan tâm tới Su-57E do Nga xuất khẩu, vì sao?

Tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi Su-57 được bộ Quốc phòng Nga cho phép xuất khẩu sớm hơn dự định ban đầu và Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận loại chiến đấu cơ này.

Vừa qua tại Triển lãm Hàng không quốc tế LIMA 2019, tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga cho biết, Tổng thống Vladimir Putin rất có thể sẽ phê chuẩn kế hoạch xuất khẩu tiêm kích tàng hình Su-57 trong tương lai gần. Nguồn ảnh: TASS.

Phiên bản xuất khẩu của Su-57 sẽ được mang định danh là Su-57E dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 11 năm nay, sớm hơn nhiều so với dự đoán và kế hoạch ban đầu được Nga công bố trước đây. Nguồn ảnh: Forces.

Mặc dù đại diện của Rostec cũng khẳng định, Trung Đông mới là khách hàng tiềm năng đầu tiên mà Nga nhắm tới khi xuất khẩu tiêm kích Su-57E. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, Việt Nam có rất nhiều lợi thế và cơ hội để tiếp cận với loại chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Aviation.

Một trong những ưu thế quan trọng nhất mà Việt Nam thậm chí còn vượt trội nhiều quốc gia Trung Đông đó là hệ sinh thái vũ khí của chúng ta có nòng cốt gần như bao gồm toàn bộ các loại phương tiện, khí tài của Liên Xô và Nga. Nguồn ảnh: KL.

Việc có kinh nghiệm vận hành, bảo dưỡng các loại khí tài vũ khí nói chung và đặc biệt là chiến đấu cơ Liên Xô/Nga nói riêng sẽ cho phép Việt Nam nhanh chóng tiếp nhận, vận hành và đưa loại siêu cơ thế hệ 5 này vào trực chiến trong tương lai. Nguồn ảnh: Flickr.

Ngoài ra phải kể đến yếu tố địa chính trị, nếu tiếp cận được loại tiêm kích Su-57E xuất khẩu, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á có trong tay tiêm kích thế hệ 5, khẳng định vị thế hàng đầu khu vực của không quân Việt Nam trong tương lai. Nguồn ảnh: Flickr.

Theo nhiều chuyên gia, việc Nga muốn xuất khẩu sớm Su-57 một phần là để quốc gia này "xoay vòng vốn" nhằm tái sản xuất, đầu tư trang bị cho Không quân Nga, ngoài ra cũng đồng thời muốn "nhờ" khách hàng kiểm nghiệm nốt tính năng của máy bay. Nguồn ảnh: Pinterest.

Việt Nam có thể đảm nhận tốt vai trò "kiểm nghiệm" này từ phía Nga đơn giản là do đất nước ta có khí hậu đặc thù và sẽ là một trong những bài thử cao độ nhất cho loại tiêm kích đắt tiền này khi đặt nó hoạt động trong môi trường nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ cao. Nguồn ảnh: Aviation.

Theo ước tính, mỗi chiếc Su-57 sẽ có giá bán vào khoảng 50 triệu USD. Đây là một cái giá chấp nhận được cho một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 và Su-57 gần như là phiên bản tiêm kích tàng hình rẻ nhất thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: Aviation.

Hiện tại, vẫn chưa rõ chính xác phiên bản xuất khẩu của Su-57 sẽ bị lược bớt các tính nắng gì và giá bán cụ thể là bao nhiêu, tuy nhiên nhiều khả năng Nga sẽ cho phép các khách hàng của mình mua theo hình thức vay tín dụng hoặc trả tiền bằng sản phẩm giống như cách mà Nga đã làm khi bán tổ hợp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn ảnh: Sputnik.

Mời độc giả xem Video: Chiêm ngưỡng siêu cơ Su-57 của lực lượng Không quân Vũ trụ Nga

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-nen-quan-tam-toi-su-57e-do-nga-xuat-khau-vi-sao-1265720.html