Việt Nam lần đầu tiên có tàu hộ vệ tên lửa 1.000 tấn

Thông qua việc tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E cho Tàu 20, Hải quân Việt Nam đã có trong biên chế một chiến hạm nâng cấp cực mạnh.

Chiếc chiến hạm mang số hiệu 20 của Hải quân nhân dân Việt Nam vốn là một tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III do Hàn Quốc chế tạo. Sau 30 năm phục vụ trong lực lượng vũ trang nước bạn thì nó đã được "sang tên" cho Việt Nam vào năm 2018.

Lớp tàu hộ vệ Pohang có kích cỡ trung bình với chiều dài 88,3 m;chiều rộng 10 m; mớn nước 2,9 m; lượng giãn nước đầy tải 1.300 tấn.

Động cơ CODOG (kết hợp diesel và turbine khí) cho phép tàu chạyvới vận tốc tối đa 32 hải lý/h (59 km/h), tốc độ hành trình 15 hải lý/h (28km/h), tầm hoạt động 4.000 hải lý (7.400 km), thủy thủ đoàn 95 người.

Vũ khí trang bị choFlight III của lớp tàu hộ vệ Pohang baogồm 2 khẩu pháo Oto Melara Compact cỡ 76,2 mm với nòng dài gấp 62 lần đườngkính (76 mm/62) bố trí trước - sau.

Bên cạnh đó, trên tàu còn có 2 bệ pháo bắn nhanh Dardo 40 mm/70nòng đôi, ngoài tác dụng bổ trợ cho khẩu 76 mm trong việc tiêu diệt các mụctiêu cỡ nhỏ thì nó còn đảm trách cả vai trò phòng không, chống lại máy bay baythấp cũng như tên lửa hành trình chống hạm (cho dù vai trò này khá hạn chế).

Sosánh với Flight II thì đáng ngạc nhiên là thế hệ Flight IIIlại không cótên lửa chống hạm.Có lẽ phía Hàn Quốcchỉ muốn phân lớp này tập trung vàonhiệm vụ săn ngầm, họlắpđặt cho con tàu2 cụm 3 ống phóng ngư lôi săn ngầm hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm.

Về hệ thống điện tử,tàuđược trang bịradar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32.

Các ống phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E trên Tàu 20. Ảnh: Công Tân.

Các ống phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E trên Tàu 20. Ảnh: Công Tân.

Sau khi về Việt Nam, báo chí Hàn Quốc đã có dự đoán cho rằng chúng ta sẽ nâng cấp chiếc tàu hộ vệ săn ngầm này bằng cách lắp đặt cho nó hệ thống định vị thủy âm và ngư lôi loại mới theo hệ vũ khí Nga.

Bên cạnh đó, Tàu 20 cũng sẽ được tích hợp radar điều khiển hỏa lực và các ống phóng tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E để trở thành một tàu hộ vệ đa năng.

Vừa qua đã xuất hiện hình ảnh Việt Nam bổ sung bệ phóng tên lửa vác vai Igla cho Tàu 18 và tới ngày hôm nay, thay đổi lớn nhất trên Tàu 20 đó là 2 giàn phóng KT-184 với 8 đạn chống hạm Kh-35 Uran-E đã được nhìn thấy trên chiếc tàu hộ vệ này.

Như vậy đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân nhân dân Việt Nam có trong biên chế tàu hộ vệ tên lửa với lượng giãn nước 1.000 tấn, đánh dấu bước phát triển không ngừng của lực lượng tàu mặt nước nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu tác chiến trong giai đoạn mới.

Phong Vũ (Tổng hợp)

Phong Vũ (Tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/viet-nam-lan-dau-tien-co-tau-ho-ve-ten-lua-1-000-tan/20191105030418097