Việt Nam hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định RCEP của Trung Quốc?

Trong khi Singapore được hưởng lợi ít nhất từ RCEP, thì Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều từ hiệp định thương mại tự do này, HSBC cho biết.

Ảnh minh họa.

Trong báo cáo mới nhất, HSBC đánh giá Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ không có nhiều cơ hội được thông qua và Mỹ nhiều khả năng sẽ trở thành quốc gia bảo hộ các nền công nghiệp trong nước.

Đa số các tài liệu đều chắc chắn cho rằng TPP đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho khu vực – nhiều hơn cả là cho Việt Nam.

Hiệp định TPP đã là một tia hy vọng trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới ảm đạm và tăng trưởng toàn cầu yếu.

Tuy nhiên không hẳn tất cả niềm hy vọng đều tắt. Sau cùng, các cuộc đàm phán cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) đang điễn ra và vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng trước.

Hiệp định RCEP bao gồm 10 nước trong nhóm ASEAN-10, cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – những nước mà ASEAN đã ký kết kết hiệp định thương mại tự do.

Là một hiệp định thương mại tự do đầu tiên toàn châu Á, RCEP tự hào công bố một danh sách các số liệu ấn tượng, ví dụ như các quốc gia tham gia Hiệp định RCEP chiếm gần một nửa dân số toàn cầu và khoảng 30% GDP toàn cầu.

Hiện tại, Hiệp định RCEP đã đi tới vòng đàm phán thứ 15, và trong khi mọi người hy vọng Hiệp định này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2016, thì nhiều khả năng sẽ bị kéo dài qua năm 2017 và kết thúc vào vào giữa năm 2017.

Phạm chi hạn chế hơn TPP

Hiệp định RCEP bao gồm các điều khoản thông thường của một thỏa thuận thương mại tự do, chẳng hạn như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, có một vài dấu hiệu cảnh báo rằng hiệp định ký kết cuối cùng sẽ cắt giảm bớt một số điều khoản, đặc biệt là do những lo ngại của Ấn Độ về vấn đề thâm hụt thương mại đã lớn với Trung Quốc ngày càng phình to hơn và việc Nhật Bản khá miễn cưỡng cho mở cửa lĩnh vực nông nghiệp.

Thỏa thuận cuối cùng nhiều khả năng sẽ đầy đủ những miễn trừ cụ thể của từng quốc gia và nhiều biểu thuế sẽ vẫn giữ nguyên.

Mặc dù có những hạn chế nhưng Hiệp định RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Hiệp định này sẽ đặc biệt thuận lợi cho các nước trong khối ASEAN, vì RCEP sẽ giảm bớt sự phi lý của các hiệp định thương mại tự do FTA có sẵn trước đây và đồng thời cũng tăng cường sự hấp dẫn của khu vực như là một cơ sở sản xuất.

Hơn nữa, bằng cách kết nối ba thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN, Hiệp định RCEP đưa ra một khuôn mẫu phát triển "Nam-Nam" mới, và từ đó có thể phần nào bù đắp tình hình nhập khẩu và đầu tư ảm đạm ở các nước phương Tây.

RCEP khác với TPP như thế nào?

Hiệp định TPP được hình thành với mong muốn "viết lại" một số các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế, kết hợp với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cùng với các tiêu chuẩn về môi trường và lao động.

Hiệp định RCEP chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ.

Mức độ bao phủ của Hiệp định RCEP: ASEAN và các đối tác FTA

Mức độ bao phủ của Hiệp định RCEP: ASEAN và các đối tác FTA

Tuy nhiên, việc Hiệp định RCEP không tập trung vào một vài mục tiêu cao cả như TPP không có nghĩa là RCEP không chứa nhiều tham vọng.

Ví dụ, đây là lần đầu tiên một hiệp định thương mại như RCEP kết nối hai quốc gia đông dân nhất thế giới - Trung Quốc và Ấn Độ, và cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa Hiệp định TPP và RCEP là việc Trung Quốc có tham gia vào RCEP (trong khi đó lại không có Mỹ, cùng với tất cả các nền kinh tế khác không thuộc châu Á).

Nếu việc cắt giảm thuế quan có thể đạt được giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cả ba nước này đều thuộc sáu đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, Hiệp định RCEP có thể đưa các nhà xuất khẩu Mỹ vào thế bất lợi nếu như TPP không được thông qua.

Đâu là những lợi ích phúc lợi của Hiệp định RCEP?

Xét về mặt tác động phúc lợi trực tiếp của Hiệp định RCEP so với TPP, HSBC đề cập đến những báo cáo của Peter Petri - người sử dụng một mô hình cân bằng tổng thể được phát triển bởi Zhai (2008) – theo đó Peter Petri có tính tới những yếu tố ngành.

Hiệp định RCEP sẽ đem lại một sự thúc đẩy đáng kể đến GDP toàn phần cho tất cả các quốc gia thành viên, mặc dù chưa đến mức mà Hiệp định TPP đem lại lợi ích cho một số quốc gia chú trọng thương mại của châu Á.

Hiệp định RCEP có thể không thúc đẩy tăng trưởng sản lượng như TPP có thể làm, nhưng những lợi ích sẽ được chia sẻ công bằng hơn khắp châu Á.

Kết quả cho thấy rằng Singapore có lợi ít nhất, là nước đã ký hiệp định thương mại tự do với tất cả các quốc gia thành viên RCEP.

Ngược lại với Singapore, Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Hiệp định RCEP.

Một mặt, Việt Nam sẽ tham gia vào các thỏa thuận mới và sẽ thấy những lợi ích đáng kể đến từ việc nguồn cung ứng sản xuất từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng lên.

Cũng cần lưu ý rằng Việt Nam cũng thua thiệt nhiều nhất từ việc TPP không được thông qua. Hiệp định TPP đã có thể mang giúp các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận thị trường Mỹ đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đáng kể.

Trong Biểu đồ 2, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm 17,9% GDP, so với mức 3,8% của Trung Quốc.

Những hiệp định quan trọng bị chồng chéo giữa RCEP và TPP-12

Đối với Hàn Quốc, lợi ích thì khá rõ ràng hơn. Đất nước này được xem là một "kẻ thua cuộc" trong Hiệp định TPP do ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản có lợi thế thuận lợi hơn khi thâm nhập vào thị trường ô tô Mỹ hơn, trong khi Hàn Quốc sẽ không được vậy.

Tuy nhiên, Hàn Quốc sẽ có khả năng được hưởng lợi từ Hiệp định RCEP bằng cách thâm nhập thêm vào thị trường ASEAN và Nhật Bản - thị trường lớn thứ hai và thứ tư của Hàn Quốc.

Niềm tin lạc quan cho thương mại châu Á

Rõ ràng là Hiệp định RCEP có những mặt không thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, đây là một sự phát triển đáng mừng cho khu vực, trong bối cảnh vòng đàm phán Doha trong WTO “đóng băng”, còn việc thực hiện của TPP đang gặp khó khăn.

Tác động đến từ RCEP không lạc quan như những lợi ích từ TPP mang lại. Tuy nhiên, do môi trường tăng trưởng thấp mà chúng ta đang phải đối mặt, thì chúng ta phải nắm lấy những gì có thể, HSBC kết luận.

THẢO MAI

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/viet-nam-huong-nhieu-loi-ich-tu-hiep-dinh-rcep-cua-trung-quoc-2225044.html