Việt Nam hiện đại hóa 'nỗi kinh hoàng' của lính Mỹ trong chiến tranh

Bẫy chông là nỗi kinh hoàng của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, đến nay, để theo kịp xu thế hiện đại hóa, quân đội ta cũng đã có hướng phát triển để giúp phương thức tác chiến cổ điển nhưng rất hiệu quả này thích nghi với thời đại mới.

Bước vào thời đại mới, khoa học công nghệ phát triển dẫn đến sự ra đời của nhiều loại vũ khí tác chiến công nghệ cao tinh vi hơn, đòi hỏi bất cứ quân đội nào trên thế giới cũng phải hiện đại hóa mình để bắt kịp với xu thế. Quân đội ta cũng không ngoại lệ khi trong suốt thời gian qua đã có nhiều đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, tự chủ nghiên cứu chế tạo nhiều phương tiện có sức chiến đấu tốt, giúp cho tổ quốc không bị động, bất ngờ. Ảnh: Bộ binh Việt Nam huấn luyện bắn trung liên RPD.

Bước vào thời đại mới, khoa học công nghệ phát triển dẫn đến sự ra đời của nhiều loại vũ khí tác chiến công nghệ cao tinh vi hơn, đòi hỏi bất cứ quân đội nào trên thế giới cũng phải hiện đại hóa mình để bắt kịp với xu thế. Quân đội ta cũng không ngoại lệ khi trong suốt thời gian qua đã có nhiều đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, tự chủ nghiên cứu chế tạo nhiều phương tiện có sức chiến đấu tốt, giúp cho tổ quốc không bị động, bất ngờ. Ảnh: Bộ binh Việt Nam huấn luyện bắn trung liên RPD.

Tuy nhiên, song song với phát triển công nghệ mới, ta cũng chú trọng đầu tư hiện đại hóa các loại công nghệ cũ nhằm đáp ứng với nhu cầu tác chiến trên chiến trường hiện đại.Bẫy chông điện tửcó thể nói là một điển hình trong số đó, khi nó là sự kết hợp giữa phương thức tác chiến truyền thống lẫn hiện đại. Bản thân bẫy chông đã cực kỳ thành công, gây ra nhiều sự ám ảnh cho kẻ thù trong chiến tranh, đến nay, chúng sẽ càng ám ảnh hơn nữa nếu phải đối mặt với loại bẫy chông điện tử mới. Ảnh: Cán bộ Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh với sáng kiến bẫy chông điện tử.

Về bản chất, bẫy chông điện tử vẫn hoạt động theo phương thức cũ, cắm 21 đinh sắt phi 6 xuống hố và ngụy trang xung quanh, bàn chông được gắn với 4 lò xo có lực đàn hồi lớn, giúp có thể xuyên tôn dày tới 0.5mm, cùng với đó là một bộ kích điện có thể tạo ra dòng điện từ 220V đến 500W chạy qua các đinh sắt. Khi kẻ thù sập vào hố sẽ kích hoạt nguồn điện thông qua các đinh, có thể khiến chúng tê liệt hoàn toàn cho đến ngất xỉu hoặc thậm chí là tử vong tùy vào từng yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ.Ảnh: Lính bộ binh Việt Nam xung phong tấn công mục tiêu.

Trong cuộc chiến tranh phi nghĩa tại Việt Nam, lính Mỹ đã phải chịu tổn thất nặng nề nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, mất nhiều tiền bạc, vật chất, của cải và không hề thu lại được bất kỳ một lợi ích gì. Đây cũng là cuộc chiến khiến cho quân đội và giới cầm quyền Mỹ mất mặt hơn bao giờ hết, làm uy tín bị sụt giảm một cách thê thảm. Cùng với đó là một gánh nặng thương binh dai dẳng cho đến tận ngày nay. Ảnh: Lính Mỹ bị thương trên chiến trường Việt Nam.

Với con số được phía Mỹ công bố là hơn 58.000 lính đã chết tại Việt Nam trong suốt cuộc chiến, cùng hàng trăm ngàn lính khác bị thương tật nhiều cấp độ. Đây chính là một số lượng tổn thất nhân lực khủng khiếp. Đặc biệt, trong số này có đến 27.4% là chết do các loại mìn, bẫy du kích tạo ra, tức là khoảng 16.000 binh sĩ tử trận. Ảnh: Binh lính Mỹ bị tấn công quyết liệt, phải gọi chi viện hỗ trợ.

Một trong số các loại bẫy phổ biến nhất trên chiến trường Việt Nam, dễ chế tạo mà lại vô cùng hiệu quả, có tính sát thương cao đó chính là bẫy chông. Bẫy chông đã được người Việt sáng tạo từ xa xưa, dùng các thanh tre, nứa, vót nhọn rồi đào hố cắm xuống đất, khi kẻ địch đi qua nơi đã bị đặt bẫy sẵn sẽ gây sát thương lớn, thậm chí là tử vong. Ảnh: Bộ đội Việt Nam cài chông chống quân Pháp nhảy dù trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Sau này, khi trình độ kỹ thuật cao hơn, du kích Quân Giải phóng đã thay vì sử dụng các cọc tre vót nhọn thì chuyển sang dùng các cây đinh sắt. Đặc điểm của đinh sắt là cứng hơn rất nhiều so với cọc tre, có thể đâm xuyên qua cả các loại boost da chống gai của kẻ địch. Một khi quân thù đã lọt chân xuống bẫy, có thể sẽ bị đinh sắt cắm xuyên qua bàn chân hoặc thậm chí là cắm qua mắt cá, gây thương tật vĩnh viễn. Ảnh: Một bẫy chông điển hình trong kháng chiến chống Mỹ.

Không chỉ là đào hố xuống đất rồi cắm chông vào như truyền thống, Quân Giải phóng cũng phát triển thêm nhiều loại bẫy chông vô cùng nguy hiểm để tấn công nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể như cổ chân, đầu gối, đùi, hạ bộ hay phần thân trên, đầu của kẻ thù,… gây ra nhiều thương vong, tạo tâm lý hoảng sợ trong quân thù, luôn phải đề phòng cao độ khi càn quét quân ta trong rừng. Ảnh: Một số loại bẫy chông khác do Quân giải phóng chế tạo.

Một tên giặc bị thương do bẫy cũng khiến cho vài tên khác mất khả năng chiến đấu khi phải chăm sóc đồng đội, điều này làm giảm sức tấn công của tốp lính càn quét quân ta. Các loại bẫy chông du kích không hẳn chỉ là hướng đến tiêu diệt sinh lực đối phương, mà khiến chúng bị thương còn tạo ra một hiệu quả hơn trong chiến đấu. Ảnh: Đồng đội kéo một tên lính Mỹ bị dính bẫy chông lên trong chiến tranh Việt Nam.

Có thể nói rằng, sáng kiến hiện đại hóa bẫy chông điện tử là một phương thức tác chiến cực kỳ thông minh và độc đáo, phát huy tốt sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, đáp ứng nhu cầu chiến tranh thời đại mới. Bẫy chông chính là loại hình gây sát thương quân thù vô cùng hiệu quả, không thể phủ nhận thông qua những "thành tích" cực kỳ ấn tượng mà nó đã gây ra cho lính Mỹ trong những năm tháng chúng xâm lược đất nước ta. Ảnh: Bộ binh Việt Nam xung phong vượt cửa mở.

Video Không quân Việt Nam nâng tầm khả năng chiến đấu - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/viet-nam-hien-dai-hoa-noi-kinh-hoang-cua-linh-my-trong-chien-tranh-1463107.html