Việt Nam đã dùng chiến lợi phẩm từ Mỹ để đánh Polpot ra sao?

Thời chiến tranh biên giới Tây Nam, tướng lĩnh nhà ta có câu 'nó đánh ta như ta đánh Mỹ, ta đánh nó như Mỹ đánh ta'. Vậy quân đội ta đã sử dụng những loại vũ khí nào của Mỹ để đánh quân Polpot?

Theo một số ước tính, trước năm 1975, những vũ khí trang bị lục quân mà Mỹ đưa sang miền Nam Việt Nam có trị giá tới 5 tỷ USD theo thời giá lúc đó. Các vũ khí trang bị đó tính năng được quân đội Việt Nam nhất trí công nhận. Do vậy những vũ khí này đã được động viên vào cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.

Trong hình là một máy bay F-5 chiến lợi phẩm bay bên một Mig-21.

Trong hình là một máy bay F-5 chiến lợi phẩm bay bên một Mig-21.

Đây là một chiếc F-5 ở sân bay. Không quân Nhân dân Việt Nam thường sử dụng F-5E/ F làm nhiệm vụ tấn công mặt đất chứ không phải để không chiến.

Máy bay tấn công hạng nhẹ A-37 khi làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên không phát h uy tác dụng rất quan trọng trong việc tấn công vào các vị trí của lính Polpot.

Cuối thập niên 1970, Không quân Việt Nam trang bị 7 chiếc máy bay vận tải hạng trung C-130. Tác dụng của nó là vận tải bộ bội và vật chất đến chiến trường.

C-119 Flying Boxcar là một máy bay vận tải hạng nhẹ, nó được sử dụng song song với C-130 Hercules trong việc vận tải bộ đội từ tuyến sau ra mặt trận.

CH-47 Chinook là trực thăng vận tải hạng nặng. Nó cũng là một phương tiện đáng chú ý. Tuy số lượng chỉ có 5 chiếc nhưng tác dụng của nó rất lớn.

Trực thăng đa dụng UH-1 có thể xem là chiếc trực thăng khiến cho binh sỹ Polpot sợ hãi nhất. Ngoài việc chở các lực lượng đột kích, tập kích, nó còn làm rất tốt nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực.

Máy bay U-17 vẫn được xem là máy bay trinh sát chiến trường như vai trò nguyên thủy của nó. Khi phát hiện quân địch, nó sẽ bắn đạn khói đánh dấu mục tiêu cho F-5 và A-37.

Sau năm 1975, Việt Nam cũng thu được một số ít xe tăng chiến đấu M-48. Những xe tăng này cũng được sử dụng vào cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam.

Những xe tăng M-48 này đều là một phần của lực lượng bộ đội dự bị. Chẳng hạn Bộ Tư lệnh 479 ở Campuchia có Tiểu đoàn xe tăng 180 sử dụng xe tăng này.

Xe bọc thép chiến lợi phẩm phổ biến nhất là M113. Đây được xem là “taxi chiến trường” chủ yếu nhất của quân đội Việt Nam.

Đại Dương (theo Tou Tiao)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/viet-nam-da-dung-chien-loi-pham-tu-my-de-danh-polpot-ra-sao-950925.html