Việt Nam có thể sản xuất Hydrogen từ công nghệ Plasma

Công nghệ plasma tạo Hydogen và khí hóa Plasma được các nhà khoa học đánh giá là một trong hai công nghệ mà Việt Nam cần hướng tới để ứng dụng trong các ngành lĩnh vực để giảm phát thải CO2 ra môi trường, đạt mục tiêu mà Việt Nam cam kết tại COP 26. Hiện các nhà khoa học thuộc viện VIN IT đã nghiên cứu việc thực hiện hai công nghệ này tại Việt Nam.

Các nhà khoa học Viện công nghệ Vin IT sau khi thử nghiệm nghiên cứu công nghệ Plasma trong xử lý rác tiên tiến hiện nay của thế giới do quá trình phân tích nhiệt triệt để các phân tử hỗn hợp khí thành các phân tử đơn giản ở nhiệt độ trung bình trên 20000C của dòng Plasma, không tạo ra các chất khí độc hại như Dioxin và Furan, đồng thời tạo ra điện. Hiện nay, một số nhà máy khí hóa rác bằng plasma đang hoạt động tại Nhật, Mỹ, Canada, Nga, Ấn Độ. Trong đó, nhà máy khí hóa rác thải, khi phá dỡ ô tô, để phát điện đã hoạt động tại Utashinai (Nhật Bản) từ năm 2001.

Cùng với đó, các nhà khoa học Viện công nghệ Vin IT đã đưa ra nghiên cứu về việc sản xuất và ứng dụng công nghệ plasma sản xuất Hydrogen – đây được coi là nguồn năng lượng tái tạo thay thế trong tương lai. Từ công nghệ nhiệt phân plasma giúp phân tách khí metan CH4 thành cacbon dạng nano và H2, không tạo ra CO2, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Theo các nhà khoa học, với việc tận dụng nguồn mỏ khí sẵn có tại Việt Nam như mỏ cá voi xanh kết hợp công nghệ thì Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ để sản xuất nguồn năng lượng tiên tiến này thay thế có điện.

GS VS NGUYỄN QUỐC SỸ, Viện trưởng Viện Công nghệ VIN IT: “ Việc nghiên cứu công nghệ lõi sản xuất Hydrogen rất quan trọng mà Việt Nam cần hướng đến ….”

Thực hiện : Hải Yến Minh Quốc

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/viet-nam-co-the-san-xuat-hydrogen-tu-cong-nghe-plasma