'Việt Nam chi ngân sách quảng bá du lịch còn kém xa so với Thái Lan'

Trong khuôn khổ sự kiện, nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên, vẫn còn nhiều mặt hạn chế tồn tại.

Sáng 6/12, phiên thảo luận thứ 2 trong Diễn đàn Du lịch cấp cao Việt Nam 2018 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Là người phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trương Gia Bình - Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế Tư nhân khẳng định, nếu không thay đổi, du lịch Việt Nam đã đến giới hạn.

"Chúng ta cũng thấy sự lo lắng trong những năm tiếp theo. Trong nhiều năm Việt Nam chỉ xây dựng 2 sân bay mới. Nếu không thay đổi thì chúng ta đã đến ngưỡng giới hạn", ông Bình nói.

 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Diễn đàn Du lịch cấp cao Việt Nam 2018. (Ảnh: BTC)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Diễn đàn Du lịch cấp cao Việt Nam 2018. (Ảnh: BTC)

Nhắc lại đóng góp của ngành du lịch sự phát triển kinh tế Việt Nam, ông Bình nhấn mạnh đây là ngành tăng trưởng 2 lần trong nhiều năm qua đóng góp 7,5% GDP và đóng góp gián tiếp 22,5% GDP.

Chi phí quảng bá du lịch còn thấp

Ông John Lindquist - thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh cho rằng, du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng, tăng trưởng nhanh và đã đạt được nhiều thành tựu nhưng khó khăn là làm sao để đưa ngành công nghiệp không khói lên tầm cao mới.

Ông John Lindquist - thành viên Hội đồng cơ quan Du lịch Vương quốc Anh. (Ảnh: BTC)

Một trong những điểm nhất của du khách quốc tế đến với Việt Nam là "tiết kiệm". Ông Lindquist cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam trung bình ở lại là 9,5 ngày trong khi là của Thái Lan là 9,6 ngày.

Tuy số lượng ngày không chênh lệch nhiều nhưng số tiền chi tiêu của khách đến Việt Nam chỉ là 96 USD mỗi ngày, còn ở Thái Lan con số này lên đến 163 USD. Sau khi so sánh các con số, ông John Lindquis cho rằng xây dựng các hình thức để khách du lịch chi tiêu nhiều hơn là cần thiết.

Bên cạnh đó, ông John Lindquist chỉ ra Việt Nam có chính sách thị thực thấp nhất với các nước trong khu vực và cho rằng nếu có sự nới lỏng visa hơn nữa sẽ có thể tạo cú hích về du lịch trong tương lai. Cụ thể, theo tính toán, khi Việt Nam miễn Visa cho Anh, Italia thì tổng lượng khách đến tăng 20%.

Theo ý kiến của ông John, Hội đồng tư vấn du lịch nêu ra nhiều đề xuất tốt như là bổ sung thêm quốc gia được miễn visa, mở rộng từ 15-30 ngày miễn. Visa quá cảnh tăng lên 72 tiếng, quá trình cấp Visa dễ dàng hơn. Ông cho rằng là đó đề xuất phù hợp và khuyến khích có hành động cụ thể.

Đồng thời về chính sách visa, ông cũng nhấn mạnh cần tăng cường hạ tầng sân bay càng nhanh càng tốt. Bởi 2 sân bay lớn nhất hiện nay quá tải, cần thêm cơ sở hạ tầng cho phần này.

Ngân sách chi cho quảng bá du lịch của Việt Nam còn thấp.

Nhưng điều này cũng cho thấy Việt Nam đang tăng trưởng du lịch nhanh. Vì vậy, cần càng nhanh càng tốt nâng cấp hạ tầng, không chỉ là sân bay, mà còn là hạ tầng kết nối sân bay.

Nhất là kết nối hạn chế với trung tâm giao thông quan trọng của châu Á. Việt Nam có số lượng chuyến bay thẳng thấp hơn hẳn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là tới khu vực Trung Đông, điều này khiến khách châu Âu rất khó tới Việt Nam.

Mặc dù có tiềm năng phát triển du lịch, song, ngân sách cho việc quảng bá du lịch của Việt Nam còn rấp thấp. Vị chuyên gia này cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới chi hàng chục, hàng trăm triệu USD cho quảng bá du lịch, trong khi Việt Nam chỉ có ... 2 triệu. Do đó, theo ông cần tăng tỷ lệ đầu tư. Du lịch là sản phẩm tiêu dùng cần cung cấp nhiều lựa chọn cho du khách. Ngoài nguồn tiền, nhiều nước còn có quỹ phát triển du lịch và quỹ quảng cáo.

"Việt Nam muốn đột phá hơn cho ngành du lịch cần lưu ý một số điểm như: nới lỏng chế độ visa cho khách du lịch, tăng cường kết nối giao thông, đầu tư hãng hàng không, xây dựng thương hiệu quốc. Ngoài ra, các bạn cần thay đổi căn bản chi tiêu cho quảng bá, xây dựng thương hiệu và kênh marketing. Tổ chức du lịch phải tách biệt chức năng quản lý nhà nước để xây dựng các mạng lưới văn phòng tại nước ngoài", vị chuyên gia này nói.

Cần quảng bá hình ảnh con người Việt Nam

Ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group chia sẻ kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao tới thị trường du lịch Việt Nam.

"Việt Nam có nhiều nguồn lực du lịch như địa danh, văn hóa, di tích và ẩm thực. Tất cả những điều này đều tạo sức hút và ấn tượng đối với du khách", ông Douglas cho biết.

Ông Craig Douglas - Phó Chủ tịch Tập đoàn Lodgis Hospitality Group. (Ảnh: BTC)

Tuy nhiên, ông Craig cho biết yếu tố con người, nhân sự về du lịch lại chưa được khai thác nhiều, trong khi đó đây là yếu tố để lại ấn tượng nhất với khách du lịch khi tới một điểm đến.

Craig khẳng định, những hình thức kết hợp như đi du lịch kết hợp như đi hội thảo, tham gia thể thao,... này tạo sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông việc nên làm là cải thiện các dịch vụ để tăng trải nghiệm tốt cho du khách, từ đó mới có thể chọn sự tăng trưởng cho du lịch một cách bền vững.

Bên cạnh đó, việc phát triển các chính sách quảng bá để thu hút các nguồn đầu tư du lịch dài hạn cũng cần chú trọng, tránh quan tâm quá nhiều tới các nguồn ngắn hạn. Theo ông, điều này không có lợi cho ngành du lịch tăng trưởng bền vững. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thúc đẩy du lịch, có thêm tiền thì phát triển kinh tế nhanh hơn.

>>> Đọc thêm: Du khách tới TP.HCM nhiều gấp rưỡi Hà Nội

Nguồn VTC: https://vtc.vn/viet-nam-chi-ngan-sach-quang-ba-du-lich-con-kem-xa-so-voi-thai-lan-d443865.html