Việt Nam chế tạo thành công súng 'bắn' UAV

Trước yêu cầu từ thực tế, Quân đội Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, phát triển các loại súng bắn máy bay không người lái để đối phó được với loại thiết bị đang ngày càng trở nên phổ biến này.

Thiết bị áp chế máy bay không người lái hoặc Flycam được mang định danh CA-18 là một loại thiết bị được nhóm nghiên cứu của bộ môn tác chiến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu và chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.

Thiết bị áp chế máy bay không người lái hoặc Flycam được mang định danh CA-18 là một loại thiết bị được nhóm nghiên cứu của bộ môn tác chiến điện tử, Học viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu và chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.

Đây là một trong những công cụ áp chế được thiết kế để tối ưu hóa khả năng hoạt động phá sóng với các thiết bị flycam thịnh hành ngày nay trên thị trường. Nguồn ảnh: QPVN.

Các thiết bị flycam hiện đại ngày nay có giá rất rẻ, chỉ khoảng vài trăm cho tới 1000 USD và có tầm hoạt động rất xa, rất nguy hiểm khi được sử dụng vào mục đích tình báo, thu thập thông tin mật. Nguồn ảnh: QPVN.

Khi hoạt động ở độ cao lớn, các thiết bị bay không người lái này sẽ cực kỳ khó phát hiện, đặc biệt là vào ban đêm nên sẽ cần có thiết bị chuyên dụng để giám sát, cảnh báo được sự xâm nhập của các thiết bị bay này. Nguồn ảnh: QPVN.

Trong khi các hệ thống giám sát, áp chế flycam của nước ngoài tỏ ra rất đắt đỏ và không mấy phù hợp với điều kiện hoạt động trong nước, các công trình nghiên cứu của quân đội ta tỏ ra phù hợp hơn nhiều, nhất là ở khía cạnh kinh tế.

Các thiết bị điều khiển và phát tín hiệu trong hệ thống CA-18 tỏ ra rất gọn nhẹ, cơ động và dễ dàng lắp đặt, triển khai trong thời gian ngắn ở bất cứ đâu. Nguồn ảnh: QPVN.

Hệ thống thu phát tín hiệu để phát hiện sự hoạt động của flycam hoặc sóng điều khiển flycam của tổ hợp CA-18 rất nhỏ gọn, được thiết kế để tối đa hóa khả năng cơ độn cho người lính. Nguồn ảnh: QPVN.

Đầu não của hệ thống được đặt trong một vali bằng nhựa tổng hợp với những rãnh tản nhiệt bằng lá nhôm và hệ thống quạt thông hơi giúp tổ hợp này "chạy tốt" trong điều kiện nắng nóng ở Việt Nam vào mùa hè. Nguồn ảnh: QPVN.

Trên thiết bị bắn flycam có thiết kế hệ thống ngắm bắn điện tử, giúp người chiến sĩ không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt, chặn được tia UV giúp tăng khả năng tác chiến của người lính. Nguồn ảnh: QPVN.

Toàn bộ thiết bị này có khả năng áp chế, giảm tín hiệu điều khiển của flycam qua đó khiến nó bị "mất lái" và rơi xuống đất hoặc thu hẹp tầm hoạt động của flycam. Nguồn ảnh: QPVN.

Thậm chí trong nhiều tình huống, thiết bị chế áp máy bay không người lái này còn có thể ép chiếc flycam hạ cánh nguyên vẹn hoặc buộc flycam bay ngược về vị trí xuất phát để phát hiện ra đối tượng điều khiển. Nguồn ảnh: QPVN.

Trong một số hoàn cảnh, thiết bị này thậm chí có thể áp chế nhiều flycam cùng lúc khi các flycam này bay cùng một hướng với khoảng cách gần nhau. Nguồn ảnh: QPVN.

Các thiết bị đánh chặn và áp chế flycam tương tự hiện nay cũng đang được sử dụng trên nhiều nước trên thế giới với độ cơ động cao và khả năng áp chế mục tiêu hiệu quả tốt. Nguồn ảnh: QPVN.

Việc tự thiết kế được những hệ thống, tổ hợp đánh chặn flycam như thế này sẽ giúp ích Việt Nam rất nhiều trong việc giảm thiểu chi phí cũng như tự chủ được nguồn cung trang thiết bị trong tương lai. Nguồn ảnh: QPVN.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/viet-nam-che-tao-thanh-cong-sung-ban-uav/20190919014256515