Viêm loét dạ dày nên kiêng gì để chóng lành bệnh?

Thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, tinh bột,... là những nhóm thực phẩm người bệnh viêm loét dạ dày cần hạn chế tiêu thụ.

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ bị hạn chế chức năng tiêu hóa thức ăn, vì vậy việc chọn thực phẩm phù hợp rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng như cơ thể.

Ngoài những thực phẩm nên ăn như mật ong, sữa chua, chuối, cháo loãng, canh hầm kĩ,… thì người bệnh viêm loét dạ dày cũng cần kiêng một số loại thực phẩm để không làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm khó tiêu

Khi bị viêm loét dạ dày, chức năng của dạ dày cũng bị suy giảm, do vậy bạn cần chọn ăn những thực phẩm dễ dàng tiêu hóa để tránh làm cho dạ dày bị quá tải. Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng sẽ gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Bên cạnh đó, thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao sẽ có lợi cho sức khỏe nhưng sẽ gây tác dụng ngược nếu tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt với người bị viêm loét dạ dày. Tinh bột nếu dư thừa sẽ tích tụ tại dạ dày gây khó tiêu, đầy bụng.

Thực phẩm khó tiêu sẽ tác động tiêu cực đến bệnh viêm loét dạ dày. Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm chứa nhiều acid, cồn

Nhóm thực phẩm chứa nhiều acid, cồn sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe không chỉ với người bệnh viêm loét dạ dày mà ngay cả với những người khỏe mạnh. Các thực phẩm này sẽ tăng kích thích niêm mạc dạ dày, nồng độ acid,… tạo ra các phản ứng bất lợi cho dạ dày.

Do vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống chứa nhiều chất kích thích,… Ngoài ra, những loại trái cây có hàm lượng axit cao như bưởi, cam, chanh, quýt,… cũng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.

Thực phẩm có ga

Các loại nước uống có ga sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày. Chúng thường gây ra hiện tượng no giả, tăng kích thích lên niêm mạc, gây áp lực cho dạ dày. Điều này làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm cay nóng

Các loại gia vị cay sẽ làm cho các vết loét trong dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Ảnh minh họa: Internet

Đây là nhóm thực phẩm mà người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế tiêu thụ đến mức thấp nhất. Các loại gia vị có tính cay như ớt, tiêu,… sẽ làm những triệu chứng khi bị viêm loét dạ dày ngày một gia tăng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các gia vị cay có chứa các hoạt chất như jalapenos, habaneros, poblanos, capsaicin,… đây là những chất kích thích hoạt động viêm loét niêm mạc dạ dày.

Ngoài việc biết được những nhóm thực phẩm nên kiêng khi bị viêm loét dạ dày, bạn cũng nên xây dựng cho mình những thói quen ăn uống khoa học. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc tiêu hóa thức ăn, điều trị bệnh.

Ăn chậm nhai kĩ sẽ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, cần phải có giờ giấc ăn ngủ khoa học để giúp cho việc tiêu hóa và trung hòa axit trong dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Không ăn trước khi ngủ và làm việc ngay sau khi ăn. Ăn trước khi ngủ sẽ vô hình tạo áp lực và suy giảm chức năng dạ dày. Với những người bị viêm loét dạ dày, thức ăn sẽ bị lên men nếu không được tiêu hóa hết. Điều này sẽ gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu, gia tăng những cơn đau ở dạ dày.

Ăn uống hợp vệ sinh là thói quen tốt bạn nên duy trì thường xuyên ngay cả khi khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa gây nên các bệnh đường tiêu hóa, dạ dày.

Thương Trần (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/viem-loet-da-day-nen-kieng-gi-de-chong-lanh-benh-c9a299278.html