Việc thực thi quyền tác giả ở các nước châu Âu tương đối hài hòa

Việc thực thi quyền tác giả ở các nước châu Âu tương đối hài hòa khi được điều chỉnh bởi chị thị Infosoc, tuy nhiên quy định pháp luật bổ sung cũng đang được triển khai thông qua chỉ thị thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Buổi trình diễn hòa nhạc giao hưởng do nhạc trưởng Jonathan Webb chỉ huy . Hình minh họa - Ảnh báo Dân trí

Tài sản trí tuệ đó được nhìn nhận là một phần hợp nhất của tài sản

Chỉ thị 2001/29/EC của Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu ngày 22/5/2001 về sự hài hòa của một số khía cạnh thuộc quyền tác giả và các quyền liên quan trong xã hội thông tin – gọi tắt là chị thỉ Infosoc, đã được thông quan từ năm 2001.

Mục tiêu chính của chị thỉ Infosoc này là, tạo dựng một khung pháp lý hài hòa về quyền tác giả và các quyền liên quan, thông qua tính chắc chắn về mặt pháp lý được tăng cường, đồng thời quy định một cấp độ bảo hộ cao hơn đối với các tài sản trí tuệ, sẽ thúc đẩy đầu tư đáng kể vào các ngành sáng tạo, bao gồm cả việc đầu tư vào mạng lưới cơ sở hạ tầng, từ đó dẫn tơi sự phát triển cũng như tính cạnh tranh gia tăng của ngành công nghiệp sáng tạo châu Âu, trong lĩnh vực cung cấp nội dung và công nghệ thông tin, cũng như một loạt các lĩnh vực công nghiệp văn hóa khác. Điều này sẽ đảm bảo công ăn việc làm và khuyến khích tạo ra những việc làm mới.

Bất kỳ sự hài hòa nào trong quyền tác giả và các quyền liên quan phải lấy việc bảo hộ ở mức độ cao làm căn bản, bởi những quyền này rất quan trọng đối với hoạt động sáng tạo trí tuệ. Sự bảo hộ dành cho các quyền đó sẽ giúp đảm bảo việc duy trì và phát triển tính sáng tạo, mang lại lợi ích cho tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất, người tiêu dùng, văn hóa, công nghiệp và cộng đồng. Tài sản trí tuệ đó được nhìn nhận là một phần hợp nhất của tài sản.

Nếu tác giả hoặc người biểu diễn tiếp tục công việc sáng tạo nghệ thuật của mình, họ phải được nhận thù lao xứng đáng khi các tác phẩm của họ được sử dụng, tương tự, đối với các nhà sản xuất để họ có thể trang trải cho công việc của mình. Mức đầu tư cho việc sản xuất các sản phẩm như băng ghi âm, phim hay các sản phẩm đa phương tiện và các dịch vụ như dịch vụ theo yêu cầu là rất lớn. Sự bảo hộ về mặt pháp lý đối với quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm đảo bảo quyền được hưởng thù lao và tạo cơ hội thu được lợi nhuận xứng đáng từ việc đầu tư trên.

Vấn đề thực thi quyền tác giả

Chỉ thị Infosoc đã nêu rõ, các quốc gia thành viên EU phải: Quy định hình phạt và biện pháp ngăn chặn sự vi phạm quyền và nghĩa vụ trong chỉ thị và đảm bảo rằng chủ sở hữu quyền có thể hành động khi có sự vi phạm hoặc áp dụng lệnh cấm đối với người vi phạm và bên trung gian. Trong một số trường hợp có thể tịch thu các tư liệu, sản phẩm vi phạm.

Chị thị Infosos cũng quy định các nước thành viên EU có nghĩa vụ sử dụng các biện pháp công nghệ hiệu quả (bất kỳ công nghệ, thiết bị hay thành phần nào được chế tạo nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế các hành động không được chủ sở hữu quyền cho phép). Các biện pháp công nghệ được xem là hiệu quả nếu việc sử dụng một tác phẩm được bảo hộ hoặc một vấn đề chủ thể khác được kiểm soát bởi chủ sở hữu quyền bằng việc áp dụng một quy trình quản lý tiếp cận hoặc bảo hộ như cơ chế mã hóa hay quản lý sao chép. Chị thị Infosoc cho rằng các quốc gia thành viên EU có nghĩa vụ đưa ra sự bảo hộ hợp pháp để ngăn chặn hành vi phá hoại bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào được chủ sở hữu quyền sử dụng.

Vi Phong

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/viec-thuc-thi-quyen-tac-gia-o-cac-nuoc-chau-au-tuong-doi-hai-hoa-20181104100110728.htm