VICEM tái cấu trúc tăng lũy kế giá trị

Theo lộ trình của Chính phủ, TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) sẽ thực hiện cổ phần hóa trong năm 2019 – 2020.

Trên thực tế cổ phần hóa phải gắn với đề án tái cấu trúc, tuân thủ theo đúng nguyên tắc trình tự, đúng pháp luật không để mất vốn nhà nước. Hiện Vicem thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thoái vốn đầu tư đối với các lĩnh vực ngoài ngành, tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Vicem.

VICEM là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đảm nhận trọng trách dẫn dắt bình ổn thị trường.

VICEM là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đảm nhận trọng trách dẫn dắt bình ổn thị trường.

Thoái vốn đầu tư đối với các lĩnh vực ngoài ngành

Trong đó, trụ sở dở dang trên diện tích đất xấp xỉ 8.500 m2, quy mô 31 tầng nổi, 4 tầng hầm, với tổng diện tích sàn 81.000 m2, ban đầu được dự kiến là Trung tâm điều hành và giao dịch Vicem kết hợp cho thuê văn phòng. Số tiền VICEM đã thanh toán tiền đất là 376 tỷ, tiền xây dựng là 1.223 tỷ, còn phần chưa thanh toán khoảng hơn 800 tỷ. Đến nay tài sản này của Vicem được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng đánh giá và để chuyển nhượng theo đúng nguyên tắc trình tự pháp luật, đấu giá công khai minh bạch.

Cùng với chủ trương của Chính phủ, CPH công ty mẹ VICEM phải đi kèm với tái cơ cấu 2 nhà máy xi măng Hạ Long (từ TCT Sông Đà, Tập đoàn Dầu khí vào tháng 3/2016) và Sông Thao (từ HUD và Lilama vào tháng 6/2017) được về chung với ngôi nhà VICEM. Đến nay, TCty VICEM thành công sau khi tiếp nhận xi măng Hạ Long và xi măng Sông Thao, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của hai đơn vị chấm dứt lỗ, đã có lãi để trả nợ cho Bộ Tài chính hơn 1.000 tỷ.

Ông Bùi Hồng Minh – TGĐ VICEM cho biết: Trong nguyên tắc tài chính TCty mẹ không cấp vốn cho các Công ty bị lỗ, mà các Công ty thành viên phải hạch toán độc lập theo luật. Chính vì vậy, hiện nay 2 đơn vị này lỗ lũy kế phải bù theo lộ trình, chứ không thể nói một đơn vị lỗ như vậy được chuyển sang TCty VICEM như là thay đổi được lỗ lũy kế, mà chúng tôi phải giải quyết từ từ và chấm dứt được lỗ, trả được nợ, từng bước trả nợ cũ và bù đắp vào lỗ lũy kế.

Tái cấu trúc nhanh, tối ưu hóa hoạt động sản xuất

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Minh phân tích, trong 6 tháng đầu năm 2019, VICEM sản xuất kinh doanh có hiệu quả hàng ra đến đâu bán hết đến đấy. Năm nay tiêu thụ giảm Clinker và tăng xi măng, thị phần của xi măng đang tăng dần, năm 2018 thị phần của Vicem 34 triệu tấn xi măng/năm, nhưng năm 2019 là 36 triệu tấn xi măng/năm. Chính vì vậy doanh thu 6 tháng đạt gần 18.000 tỷ, lợi nhuận đạt gần 1,700 tỷ tăng 62% so với cùng kỳ đây là con số ấn tượng nhất từ trước đến nay. Nộp ngân sách 1.300 tỷ tăng 27% so với cùng kỳ.

Để đạ được kết quả trên, Vicem đã phải cấu trúc nhanh, tối ưu hóa hoạt động sản xuất hiện tại và mở rộng đầu tư. Sản lượng Clinker là 10,3 triệu tấn/6 tháng, tính cả năm là gần 21 triệu tấn clinker, so với công suất thiết kế tăng thêm khoảng 2 triệu tấn clinker tương đương 1 nhà máy, Sản xuất xi măng tăng trưởng 12% so với cùng kỳ tương đương gần 13 triệu tấn xi măng/6 tháng và tương đương với 1,2 triệu tấn xi măng lãi cũng gần bằng 1 nhà máy.

“Thực tế tối ưu hóa dây chuyền hiện đại đưa sản xuất và sản lượng tăng lên, khi máy chạy đều tiêu hao chi phí cho cố định cho 1 tấn xuống nên giá thành tốt hơn, mặc dù giá điện tăng, giá than tăng chúng tôi vẫn kiểm soát được chi phí, lợi nhuận mang lại tăng hơn. Chúng tôi bắt đầu thực hiện một cố dự án có lợi thế để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh dựa trên nguyên tắc đầu tư chiều sâu, tăng năng lực nghiền xi măng để tối ưu hóa các dây chuyền xi măng hiện có, tăng sản lượng sản xuất’ - ông Minh nói.

Diễm Hương

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/vicem-tai-cau-truc-tang-luy-ke-gia-tri-153743.html