Vị vua nào được khen vì không nghe lời sai trái của vợ?

Không nghe lời sai trái của vợ, nhất quyết phế bỏ con trai phạm lỗi lầm, vị vua này được sử thần Ngô Sĩ Liên khen ngợi trong sách.

Vua Lý Anh Tông từng giáng thái tử Lý Long Xưởng xuống làm Bảo Quốc vương vì phạm lỗi lầm, dù vua rất sủng ái mẹ Long Xưởng. Nhận xét về hành động này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng: “Trong việc phế lập, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi là không thẹn với việc gánh vác...”.

Vua Lý Anh Tông từng giáng thái tử Lý Long Xưởng xuống làm Bảo Quốc vương vì phạm lỗi lầm, dù vua rất sủng ái mẹ Long Xưởng. Nhận xét về hành động này, sử thần Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng: “Trong việc phế lập, vua không mê hoặc lời nói của đàn bà, ký thác được người phụ chính hiền tài, có thể gọi là không thẹn với việc gánh vác...”.

Lý Anh Tông (1136-1175) là vị vua thứ sáu của nhà Lý, trị vì từ năm 1138 đến 1175, tổng cộng 37 năm. Ông là con thứ của Lý Thần Tông. Vua cha mất sớm, Lý Anh Tông mới 3 tuổi đã lên ngôi.

Vua Lý Anh Tông tên thật là Lý Thiên Tộ, sinh năm Bính Dần tại kinh đô Thăng Long, mẹ là Cảm thánh phu nhân Lê thị. Lý Anh Tông là con trai thứ hai của vua Lý Thần Tông.

Vua Lý Anh Tông rất tin dùng Thái phó Tô Hiến Thành (1102-1179). Ông quê ở huyện Đan Phượng (Hà Nội ngày nay). Sinh thời, ông là vị đại thần nổi tiếng liêm minh, vì nước, dân không màng danh lợi.

Đó là lời căn dặn của vua Lý Anh Tông dành cho thái tử Lý Long Cán trước khi qua đời. Tháng 7/1175, Lý Anh Tông qua đời, thọ 40 tuổi. Theo di chiếu của vua, thái tử Long Cán mới 2 tuổi nối ngôi, tức vua Lý Cao Tông.

Lên ngôi khi còn quá nhỏ, sau khi thái phó Tô Hiến Thành qua đời, vua Lý Cao Tông ăn chơi, hưởng lạc khiến triều chính rối ren, giặc cướp nổi lên, triều Lý ngày càng suy yếu.

Năm 1207, vua xuống chiếu cáo lỗi với nhân dân: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại".

Sau khi nhà Lý sụp đổ năm 1225, hoàng tử Lý Long Tường sang Cao Ly sinh sống. Năm 1253, quân Mông Cổ tấn công Cao Ly, đánh vào quốc đô, một cánh quân đánh vào Ủng Tân. Lý Long Tường tổ chức kháng chiến, cùng quan quân trong phủ thành và nhân dân địa phương chiến đấu dũng cảm. Sau 5 tháng, quân giặc thua to, phải xin hàng.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/nguoi-noi-tieng/vi-vua-nao-duoc-khen-vi-khong-nghe-loi-sai-trai-cua-vo-1496420.html