Vì sao xung đột Armenia – Azerbaijan tái bùng phát?

Cuộc giao tranh nổ ra tại khu vực Nagorno-Karabakh, một vùng ly khai mà dân số chủ yếu là người gốc Armenia, nằm sâu trong lãnh thổ Azerbaijan là những hồi chuông cảnh báo về một cuộc chiến tranh có quy mô rộng lớn hơn và có thể lôi kéo thêm các quốc gia lớn hơn như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran vào tham chiến.

Các xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang tập trận tại thành phố Baku, Azerbaijan.

Các xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan đang tập trận tại thành phố Baku, Azerbaijan.

Những khác biệt lớn

Khu vực Nagorno-Karabakh vốn dĩ đã tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn đan xen, luôn trong tình trạng có nguy cơ nổ ra xung đột dù rằng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã hợp tác với nhau để làm giảm căng thẳng.

Cuộc đụng độ gần đây nhất diễn ra vào 27/9 với việc Azerbaijan nói phía Armenia đã nã đạn vào họ trước, trong khi đó Armenia nói rằng, họ không gây ra cuộc tấn công nào về phía Azerbaijan. Cho đến nay ít nhất đã có 150 người đã thiệt mạng.

Vùng đất này đã trở thành một trong 6 nơi được gọi là “khu vực đình chiến”, nằm trên một phần lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô cũ. Xung đột đã tạm lắng xuống suốt 26 năm qua, nhưng thực chất chỉ là tạm thời. Khoảng 600.000 người Azerbaijan đã buộc phải rời bỏ khu vực này và bị mắc kẹt không trở về quê hương.

Cuộc xung đột giữa hai quốc gia này từng nổ ra từ vài thập kỷ qua tại một khu vực núi non cách trở nằm ở biên giới châu Âu và châu Á gọi là Kavkaz, một nơi không có tầm quan trọng chiến lược.

Một điểm khác biệt lớn là sự can dự trực tiếp và nhiều hơn của Thổ Nhĩ Kỳ để ủng hộ cho đồng minh người Turk của họ - đó là Azerbaijan, hơn nữa diễn biến này lại xảy ra trong một khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của người Nga từ xa xưa.

Cuộc xung đột xảy đến cũng là lúc Thổ Nhĩ Kỳ muốn phô trương thanh thế tại Trung Đông và Bắc Phi, từ đó khiến gia tăng mối nguy hiểm leo thang xung đột trong một khu vực vốn dĩ đã có giao tranh mà nguyên nhân đến từ tư tưởng cục bộ, còn có thể mang tính chủng tộc.

Đa số giới phân tích cho rằng do bị rối trí vào dịch Covid-19 nên các nhà hòa giải quốc tế đã không đưa ra những tín hiệu cảnh báo khi tình hình căng thẳng tại khu vực Nagorno-Karabakh leo thang trong mùa hè vừa qua.

Đám tang một viên chức bị thiệt mạng tại khu vực ly khai Nagorno-Karabakh, thành phố Barda, Azerbaijan.

Mối quan hệ tay ba

Câu chuyện hợp tác không dễ dàng cho lắm giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang bắt đầu dần lỏng lẻo mà nguyên đến từ cả hai phía. Hai bên ngày càng có thái độ rõ ràng hơn tại khu vực Trung Đông trong khi Hoa Kỳ cho đến nay đã tạm ngừng can thiệp vào nơi này.

Thổ Nhĩ Kỳ đã làm cho Mỹ xa lánh họ sau khi quyết định mua tên lửa phòng không của Nga và cắt đứt thỏa thuận đường ống dẫn khí tự nhiên với Nga, công trình được cho là đang làm suy yếu Ukraine, hơn nữa thỏa thuận bị cắt sẽ gây bất lợi cho Nga.

Cùng lúc đó là các cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống lại Moscow tại Syria và Libya mà Thổ Nhĩ Kỳ đứng sau, muốn mình có chỗ đứng trên lãnh thổ Syria và cả Lybia.

Ngay sau khi Nga không kích khiến một số binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại Syria hồi đầu năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức đã xuất hiện tại các chiến trường nơi mà Nga dễ bị tổn thương.

Tháng 5 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai các cố vấn quân sự và trang bị máy bay không người lái cho lực lượng nổi dậy người Syria đến Lybia để hỗ trợ Liên Hợp Quốc, điều này giúp Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui việc người Nga đang hỗ trợ cho những lực lượng được coi là kẻ thù của họ. Vào tháng Bảy và Tám vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đưa quân và trang thiết bị tới Azerbaijan để tập trận.

Armenia nói Thổ Nhĩ Kỳ đã can dự trực tiếp vào cuộc chiến và một máy bay F16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một máy bay quân sự của Armenia. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối cáo buộc này. Mặc dù, cả Nga và Pháp đều ủng hộ Armenia, yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chuyển quân đội từ Syria tới khu vực Nagorno-Karabakh sau khi nước này đưa ra các nguyên tắc phù hợp với tình hình tại Libya.

Phó Chủ tịch Quốc hội thuộc Ủy ban Phụ trách Các vấn đề Quốc tế của Nga tuần vừa rồi lần đầu tiên đã nêu ra triển vọng can thiệp quân sự của Nga trong vai trò gìn giữ hòa bình vào khu vực Nagorno-Karabakh, mặc dù các quan chức khác trong Điện Kremlin và Bộ ngoại giao nước này vẫn đang kêu gọi đàm phán ngừng bắn.

Trong khi đó, Iran là quốc gia có đường biên giới chung với khu vực ly khai Nagorno-Karabakh - với diện tích trải dài suốt một khu vực cỏ dại, ở đó có những ngọn đồi thoải thoải nằm dọc con sông Aras, đây chính là nơi diễn ra các trận đánh ác liệt nhất trong thời gian vừa qua. Theo nguồn tin quân sự tại Nagorno-Karabakh một máy bay trực thăng của Azerbaijan đã bị bắn hạ và rơi xuống lãnh thổ của Iran.

Ngôi nhà bị phá hủy tại Agdam, Nagorno-Karabakh vào hôm thứ Năm vừa qua.

Không có các cảnh báo nguy hiểm

Theo các chuyên gia phân tích thì những nhà hòa giải quốc tế đều bị phân tâm bởi những vấn đề khác đang nóng như dịch Covid-19 vì thế họ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo cùng với việc mở ra các cơ hội ngoại giao có thể.

Những hạn chế du lịch có nguyên nhân đến từ dịch bệnh đã ngăn cản các chuyến ngoại giao con thoi trong mùa hè qua, Olesya Vartanyan, một nhà phân tích cao cấp về Kavcaz làm việc tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế đã nói như vậy, theo bà đây chính là “cơ hội hoàn hảo” cho các chiến binh tại Nagorno-Karabakh khơi mào một cuộc chiến mới.

Một viên tướng về hưu của Thổ Nhĩ Kỳ là Ismail Hakki Pekin cho biết sau khi Armenia, đồng minh của Nga giết một viên tướng và một số sĩ quan quân đội Azerbaijan, ngay lập tức Thổ Nhĩ Kỳ đã ngỏ lời được giúp đỡ Azerbaijan để trả đũa.

Quân đội 2 nước Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan sau đó đã đồng ý tiến hành tập trận chung. Vai trò của Mỹ đang giảm dần chính là điều kiện thuận lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi những chính sách tự tin hơn, mặc dù Mỹ chưa bao giờ tạo ảnh hưởng nhiều như Nga tại khu vực Nam Kavkaz.

Binh lính Azerbaijan tại căn cứ quân sự tạm bợ tại vùng núi Nagorno-Karabakh năm 1992.

Triển vọng là gì?

Những nỗ lực cuối cùng của Mỹ trong vai trò trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh đã diễn ra từ 20 năm trước, khi ấy Hoa Kỳ đã mời cả hai phía vào bàn đàm phám tại Florida, tuy nhiên vấn đề này đã bị chìm xuồng sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9.

Các nhà hòa giải thế giới đã thúc đẩy việc hoán đổi lãnh thổ, bao gồm một số diện tích mà Azerbaijan đã mất sau cuộc chiến tranh năm 1990, tuy nhiên không bên nào đồng ý với đề nghị này.

Theo phân tích của các chuyên gia thì triển vọng khả quan nhất có được bây giờ là cần lập lại nguyên trạng tình hình từ trước đây, khi chưa xảy ra xung đột vẫn hơn là mở rộng chiến tranh, hơn nữa chính điều này cũng có thể tách Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ra khỏi cuộc chiến.

Ngữ hệ Turk hay còn gọi là ngữ hệ Đột Quyết gồm ít nhất 35 ngôn ngữ, được các dân tộc Turk sử dụng trên một khu vực rộng lớn từ Đông Âu và Địa Trung Hải tới Siberia và miền Tây Trung Quốc.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/vi-sao-xung-dot-armenia-azerbaijan-tai-bung-phat-SVUC9RpMg.html