Vì sao vết thương bị vào ban ngày thường mau lành hơn?

Các nhà khoa học nhận thấy những vết thương bị vào ban đêm chữa lành chậm gấp 2 lần so với những vết thương gặp phải vào ban ngày. Quá trình chữa lành vết thương liên quan mật thiết với nhịp sinh học. Kết quả của công trình nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 118 bệnh nhân nhập viện vì bỏng. Người ta thấy rằng nếu bị bỏng trong quãng thời gian ban đêm (từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng) thì vết bỏng được chữa lành chậm hơn 2 lần so với bị bỏng vào ban ngày.

Ví dụ, nếu bệnh nhân bị bỏng trong ngày, da nơi bị bỏng lành gần như hoàn toàn sau 17 ngày, nếu vào ban đêm - qua 26 ngày. Nghiên cứu chi tiết hơn đã cho thấy rằng số lượng của một số protein cần thiết cho sự tái sinh phụ thuộc vào nhịp sinh học. Trong ngày, số lượng protein đó lớn hơn, kết quả là các nguyên bào sợi hình thành một cách tích cực hơn và trong các mô có chứa nhiều collagen hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, điều này có liên quan đến các quá trình tiến hóa - vào ban ngày nguy cơ con người bị chấn thương cao hơn, thành thử, các quá trình chữa lành vết thương phải diễn ra tích cực hơn.

Các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp tối ưu hóa điều trị bệnh nhân phải qua phẫu thuật và những thủ thuật can thiệp xâm lấn khác. Ngoài ra, các nhà khoa học cho rằng có thể học cách đánh lừa các tế bào và buộc các tế bào hoạt động vào ban đêm cũng phải tích cực như trong ngày, để tăng tốc độ tái sinh.

Vũ Trung Hương

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-68/vi-sao-vet-thuong-bi-vao-ban-ngay-thuong-mau-lanh-hon-75656.html