Vì sao Trump khó lòng nới lỏng lệnh cấm Huawei?

Trong vài giờ sau cuộc gặp của Tổng thống Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình, có vẻ như chính sách của Mỹ đối với Huawei đã sụp đổ...

Sau cuộc gặp đó, ông Trump tuyên bố rằng ông sẽ cho phép các công ty công nghệ của Mỹ xuất khẩu thiết bị ít nhạy cảm hơn cho gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, mà chính phủ của ông đã cảnh báo các đồng minh không sử dụng mạng không dây 5G của họ. Chuyên gia Tim Culpan, nhà bình luận của Bloomberg, đã nói rằng điều này làm suy yếu lập trường của Mỹ đối với Huawei, khiến công ty Trung Quốc trông giống như một con tốt trong một cuộc đàm phán thương mại rộng lớn hơn. Ông Trump hiện đang nói rằng ông sẽ để lại câu hỏi hóc búa về Huawei cho đến khi kết thúc đàm phán, cho thấy rằng một vấn đề quan trọng như an ninh quốc gia là có thể thương lượng, giống như việc hạn chế xuất khẩu đối với đậu nành hoặc nhôm.

Nói điều đó để thấy rằng chính sách cốt lõi của Mỹ đối với Huawei vẫn không thay đổi. Ví dụ, Mỹ đã không nới lỏng lệnh cấm đối với công nghệ Huawei trên mạng 5G của chính họ. Việc nhượng bộ của Trump cũng sẽ không ảnh hưởng đến chiến dịch ngoại giao của Mỹ để khiến các đồng minh làm điều tương tự.

Các quan chức Mỹ phụ trách về vấn đề Huawei cho biết lệnh cấm nhập khẩu vẫn còn hiệu lực. Họ cũng không có kế hoạch để loại bỏ Huawei, ví dụ, khỏi danh sách thực thể của Bộ Thương mại, vốn để hạn chế xuất khẩu công nghệ nhạy cảm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. “Đây không phải là sự một ân xá chung”, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói hôm 30/6.

Ảnh: CNBC.

Nếu nhượng bộ của Trump kết thúc ở đây, thì chính sách Huawei của ông thực sự có thể đạt 2 mục đích: tăng thêm lợi ích kinh tế của Mỹ đồng thời bảo vệ an ninh quốc gia. Vấn đề, tất nhiên, là tổng thống đã đề nghị rằng vẫn còn cửa để đàm phán. Ở đây, thật đáng để nhớ rằng tại sao Huawei là một vấn đề ngay từ đầu.

Hãy xem xét một báo cáo gần đây từ một công ty an ninh mạng có trụ sở tại Ohio có tên là Finite State. Theo Tạp chí Phố Wall, báo cáo đã tiết lo65r rằng hơn một nửa trong số gần 10.000 hình ảnh hệ điều hành được mã hóa trong thiết bị mạng Huawei, vốn có các lỗ hổng có thể bị khai thác bởi tin tặc. Đây là cửa sau hậu mà các quan chức quân đội và tình báo Mỹ đã cảnh báo trong hơn một thập kỷ.

Đây là lý do tại sao các thành viên của Quốc hội từ cả hai đảng, như thượng nghị sĩ Marco Rubio và Mark Warner, đã cảnh báo rõ ràng về việc ông Trump không nên biến Huawei thành một quân bài thương lượng của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc. Nguy cơ chính phủ Trung Quốc truy cập internet mọi thứ trong thế giới 5G là quá lớn.

Thật không may, ông Trump vẫn hành động như thể mối đe dọa này là một chiến thuật đàm phán và không phải là một mệnh lệnh an ninh quốc gia. Như ông ấy đã nói với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Tập: “Chúng tôi sẽ để vấn đề Huawei đến cuối cuộc đàm phán. Chúng ta sẽ chờ xem, chúng ta sẽ đi đến đâu với một thỏa thuận thương mại”.

Có thể Trump sẽ không đưa ra thêm nhượng bộ với Huawei. Nhưng ngay cả khi ông ấy không làm thế, hành động vừa qua của ông ấy cũng đã tạo ra một số tác động tiêu cực. Như cách ông đã cường điệu hóa động thái mới nhất khi đi vào biên giới Triều Tiên, ông Trump đã gây nhầm lẫn cho các đồng minh cũng như các đối thủ. An ninh quốc gia Mỹ - chưa kể đến đến sự ổn định toàn cầu - phụ thuộc vào việc cách ly các mạng viễn thông Trung Quốc khỏi phần còn lại của thế giới. Điều đó sẽ yêu cầu các công ty công nghệ Mỹ và châu Âu chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Vậy tại sao bây giờ họ lại phải bắt đầu một quá trình khó khăn như vậy khi chính tổng thống Mỹ nói rằng ông có thể đảo ngược chính sách của mình với giá phù hợp?

Bài viết thể hiện quan điểm của ông Eli Lake, nhà bình luận của Bloomberg về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại.

Nguồn Bloomberg

Mạnh Đức

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/biz-tech/vi-sao-trump-kho-long-noi-long-lenh-cam-huawei-3329475/