Vì sao trầm hương Việt Nam khiến người Nhật xưa 'phát cuồng'?

Người Nhật đã ghi lại một câu chuyện lịch sử thú vị về trầm hương. Mạc chúa Tokugawa Ieyasu mê trâm đến độ phải gửi thư cho quốc vương Chiêm Thành và chúa Nguyễn xin gửi trầm loại thượng hạng, vì trầm 'thường thường bậc trung' không làm ông thỏa mãn.

Hương đạo (kodo) - nghệ thuật thưởng thức trầm hương – là một nghệ thuật độc đáo chỉ có ở Nhật Bản. Lịch sử của bộ môn nghệ thuật này có liên hệ mật thiết tới sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước.

Hương đạo (kodo) - nghệ thuật thưởng thức trầm hương – là một nghệ thuật độc đáo chỉ có ở Nhật Bản. Lịch sử của bộ môn nghệ thuật này có liên hệ mật thiết tới sự giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước.

Theo các tư liệu lịch sử, thú chơi trầm hương hình thành ở Nhật Bản khi Phật giáo từ Trung Quốc và Triều Tiên du nhập vào nước Nhật khoảng thế kỷ 6. Gần 1.000 năm sau đó, vào thế kỷ 15 hương đạo mới được định hình.

Theo nhà sử học nổi tiếng Nhật Bản Ogura Sadao, trầm là mặt hàng mà Nhật Bản nhập khẩu với số lượng lớn từ các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Thái Lan…) vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17.

Đặc biệt, lượng trầm nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 70% tổng số lượng trầm Nhật Bản nhập khẩu vào thời Shuinsen (đầu thế kỷ 17), khi hàng trăm thuyền buôn được cấp phép xuất ngoại sang các thương cảng phương Nam.

Vì sao người Nhật thích trầm hương Việt Nam đến vậy? Câu trả lời rất đơn giản. Đó là loại trầm hương có chất lượng tốt nhất chỉ có thể được tìm thấy ở Việt Nam, được biết đến với tên gọi “kỳ nam”.

Người Nhật đã ghi lại một câu chuyện lịch sử thú vị về trầm hương. Theo đó, Mạc chúa Tokugawa Ieyasu rất mê trầm và đã từng gửi thư cho quốc vương Chiêm Thành và chúa Nguyễn xin gửi trầm loại thượng hạng, vì loại trầm “thường thường bậc trung” không làm ông thỏa mãn.

Đáp lại lời thỉnh cầu của nhà lãnh đạo Nhật Bản, trong hai năm 1605 và 1606, chúa Nguyễn Hoàng đã gửi một số tặng vật đáp lễ, mỗi lần gồm một miếng trầm “kỳ nam”.

Đến thời hiện đại, tình yêu của người Nhật với trầm hương Việt Nam vẫn được duy trì. Theo thống kê, vào năm 1987, lượng trầm Nhật Bản nhập từ Việt Nam là 16 tấn, chiếm khoảng 50% tổng số lượng trầm nước này nhập khẩu trong năm.

Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. nguồn: Truyền hình Nhân Dân.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-tram-huong-viet-nam-khien-nguoi-nhat-xua-phat-cuong-1482173.html