Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua 'Rồng lửa' S-400 Nga dù có 'yếu huyệt?

Thổ Nhĩ Kỳ không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ và đã mạo hiểm vị trí của mình trong NATO để có được các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. S-400 mạnh đến cỡ nào để Ankara đưa ra quyết định về một bước đi táo bạo như vậy?

Các hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga. Ảnh: topwar.ru

Các hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga. Ảnh: topwar.ru

Thời hạn để Nga chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã đến gần. Theo Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, các tổ hợp S-400 đã được đưa lên các máy bay vận tải quân sự để vận chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Washington đã đe dọa loại Ankara khỏi thỏa thuận cung cấp máy bay chiến đấu F-35 Lightning II thế hệ mới nhất của Mỹ nếu Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên quyết mua những hệ thống phòng không Nga. Lầu Năm Góc sợ rằng các công nghệ tiên tiến mà Mỹ sử dụng trên máy bay chiến đấu F-35 sẽ bị rò rỉ nếu Thổ Nhĩ Kỳ kết hợp chúng với S-400.

Rồng lửa S-400: Sức mạnh vượt trội, nhưng có yếu huyệt thực chiến

Xét trên nhiều khía cạnh, hệ thống phòng không S-400 của Nga vẫn đang là tốt nhất trên thế giới kể từ năm 2007, khi chúng lần đầu tiên được sử dụng để bảo vệ biên giới Nga.

Bán kính bắn trúng mục tiêu của S-400 là 400 km. Đồng thời, các tổ hợp phòng không này là một nhóm di động không cố định, bao gồm một trạm điều khiển với thiết bị định vị và một số tổ hợp tên lửa phòng không, mỗi tổ hợp có tới 12 bệ phóng.

Các hệ thống tên lửa phòng không nói trên có khả năng tấn công bất kỳ máy bay nào ở độ cao lên tới 27 km. Dưa trên các tên lửa được sử dụng, có thể thấy S-400 là một hệ thống rất linh hoạt, cho phép phóng các loại đạn khác nhau. Ngoài ra, một lợi thế quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa Nga là giá thành của chúng. Được biết, giá của một hệ thống S-400 chỉ bằng 1/2 giá thiết bị tương tự của Mỹ và Pháp.

Trung đoàn của các hệ thống phòng không này đã bảo vệ tất cả các quân khu của Nga, bao gồm cả biên giới Crimea và Kaliningrad.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chọn hệ thống phòng thủ của Nga không chỉ vì những hiệu suất chiến đấu của nó. Một lý do khác góp phần lớn vào quyết định của Tehran là động cơ chính trị.

Trong cuộc đảo chính xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016, máy bay của nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã được hộ tống bới các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, còn S-400 được tạo ra để phá hủy các vũ khí của Quân đội Mỹ.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ không có những đối thủ mạnh về kỹ thuật trong khu vực để phòng thủ chống lại bằng các hệ thống phòng khôngthế hệ mới. Việc mua các tổ hợp S-400 “Triumph” của Nga có thể là tín hiệu mà Ankara muốn gửi tới Brussels và Washington về ý định giải quyết các vấn đề quốc phòng trong nước một cách độc lập.

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia nhận được S-400 ngay sau Trung Quốc. Ấn Độ là nước tiếp theo ký hợp đồng trị giá 5 tỷ USD để có được hệ thống phòng không huyền thoại này. Một số quốc gia ở Trung Đông cũng đã nhiều lần thể hiện sự quan tâm đối với hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Các chuyên gia quân sự đưa ra một điểm yếu duy nhất của S-400, đó là các hệ thống này chưa lần nào được sử dụng trong thực chiến. Mặc dù S-400 đã được triển khai ở Syria để bảo vệ các căn cứ quân sự của Nga ở Tartus và Hmeimim. Tuy nhiên, ở đó chúng vẫn chưa được sử dụng do tất cả các cuộc không kích của máy bay không người lái vào căn cứ quân sự Nga đều bị đẩy lùi bởi hệ thống phụ trợ "Pantsira" mà chưa cần dùng tới S-400.

Cơ hội sản xuất chung vũ khí với Nga

Một lý do khác cũng có thể nằm trong tính toán của Thổ Nhĩ Kỳ khi quyết định mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga, đó là trong tương lai, Ankara sẽ có thể tham gia sản xuất các tổ hợp này cùng Nga và thậm chí có thể tiếp nhận tất cả các sáng kiến công nghệ mà Nga sử dụng trên S-400 Triumph, trong đó có hệ thống nhận dạng bạn-thù. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những phòng đoán, Moscow có thể sẽ không chuyển giao cho Ankara các công nghệ quân sự như vậy.

Ngoài ra, khi ký kết với Nga thỏa thuận này, các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhận được sự hướng dẫn của các chuyên gia Nga trong việc vận hành hệ thống. Các hệ thống phòng không S-400 vẫn có thể bị tấn côn trên không, do đó, trong quân đội Nga, S-400 nhất thiết phải được triển khai cùng các tổ hợp phòng không phụ trợ như Pantsira-S tầm ngắn. Nga sẵn sàng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những tổ hợp này để bảo vệ S-400.

Theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng lại ở S-400. Ngay sau khi các tổ hợp S-500 Prometheus của Nga được hoàn thành và vượt qua các cuộc thử nghiệm, Ankara sẽ là quốc gia đầu tiên xếp hàng mua lại chúng. Đó sẽ là một sự nâng cấp kịp thời cho các hệ thống phòng không hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các báo cáo, hệ thống phòng không S-500 dự kiến sẽ được bàn giao cho Lực lượng Vũ trang Nga vào năm tới. S-500 Prometheus sẽ có tầm bắn lớn và có thể bắn hạ các vệ tinh trên quỹ đạo thấp.

Linh Lan (Theo Topwar.ru)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/vi-sao-tho-nhi-ky-quyet-mua-rong-lua-s-400-nga-du-co-yeu-huyet-82168.html