Vì sao 'tên lửa hành trình' V-1 Buzz không cứu nổi Đức quốc xã?

Phiên bản đầu tiên của tên lửa hành trình hiện đại ngày nay chính là bom bay V-1 Buzz của Đức quốc xã; mặc dù sở hữu loại vũ khí rất hiện đại này, tại sao Hitler không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến?

Đến đầu năm 1944, Quân đội Đức quốc xa chỉ còn là cái bóng của những gì nó đã có từ đầu cuộc chiến. Nhưng Quốc trưởng Hitler vẫn quyết tâm trả đũa cho các cuộc không kích của quân Đồng minh vào các thành phố của Đức; mục tiêu trả đũa là các thành phố của Anh, đặc biệt là Thủ đô London.

Đến đầu năm 1944, Quân đội Đức quốc xa chỉ còn là cái bóng của những gì nó đã có từ đầu cuộc chiến. Nhưng Quốc trưởng Hitler vẫn quyết tâm trả đũa cho các cuộc không kích của quân Đồng minh vào các thành phố của Đức; mục tiêu trả đũa là các thành phố của Anh, đặc biệt là Thủ đô London.

Nhưng trong thế “sức cùng, lực kiệt”, các loại máy bay chiến đấu của Đức đã bị hao hụt nhiều bởi cuộc chiến, nên Không quân Đức không thể mở các cuộc ném bom ồ ạt như giai đoạn đầu của cuộc chiến. Ảnh: Máy bay Anh ném bom xuống Hamburg trong chiến dịch Gomorrah.

Để thực hiện đòn trả đũa của Hitler, các kỹ sư Đức do F.Dieseler đứng đầu, đã phát triển một loại vũ khí hoàn toàn mới, đó là bom bay, có mã FZG-76, thường được biết dưới cái tên V-1; đây chính là phiên bản tên lửa hành trình đầu tiên của thế giới.

Về nguyên tắc hoạt động, nó hoàn toàn giống các loại tên lửa hành trình hiện đại ngày nay, nhưng do công nghệ khi đó còn hạn chế, cơ cấu dẫn đường của V-1 tương đối đơn giản; thậm chí các kỹ sư Đức còn căn cứ vào lượng nhiên liệu, để tính toán điểm rơi cho V-1.

Chính vì có cơ cấu dẫn đường quá đơn giản, nên bom bay V-1 có mức chính xác rất thấp; có lẽ dấu ấn nổi bật nhất của V-1 đó là tiếng kêu của động cơ. Nhưng ở trong mức độ nào đó, V-1 vẫn là loại vũ khí “đe dọa” đối với dân chúng nước Anh.

Trong thế cùng quẫn, nhằm cứu vãn sự sụp đổ của nhà nước Đức quốc xã, những nhà khoa học Đức bị giới cầm quyền thúc ép, để tìm ra biện pháp nâng cao mức chính xác của V-1; cách giải quyết vấn đề này là phát triển loại V-1 phóng từ máy bay có người lái; đây cũng là phiên bản đầu tiên của loại tên lửa hành trình phóng từ máy bay hiện nay.

Bộ Tổng hành dinh của Quân đội Đức đã ra lệnh cho Đơn vị nghiên cứu đặc biệt Kampfgruppe 200; đơn vị này sẽ sử dụng một số sân bay mà Quân đội phát xít Đức đang chiếm đóng tại châu Âu, để thành lập một số đơn vị sử dụng loại bom bay V-1 mới này.

Nhưng nỗ lực đầu tiên của Đức đã gặp thất bại, khi chiếc máy bay chiến đấu Focke Wulf FW-190 mang bom, được sử dụng trong các thử nghiệm với bom bay V-1 quá dễ bị tổn thương trước máy bay chiến đấu của phe đồng minh. Trọng lượng của V-1 đã khiến Focke Wulf bay chậm và kém cơ động hơn nhiều.

Một ý tưởng “điên rồ” hơn đó là cải tạo quả bom bay V-1 thành một loại máy bay “cảm tử”, khi cải tạo tên lửa V-1 để có thể mang theo một phi công; thật ra ý tưởng này không phải tồi, khi V-1 có tốc độ nhanh hơn bất kỳ loại máy bay nào sử dụng động cơ piston khi đó, lại mang một đầu đạn nặng gần một tấn.

Với một phi công điều khiển, quả bom “cảm tử” này, sẽ có thể tìm thấy bất kỳ mục tiêu nào, dù nhỏ đến đâu và với lượng nổ đủ để phá hủy mục tiêu. Có lẽ đây cũng là ý tưởng của các thiết bị dẫn đường “thông minh” trên tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ hay Kaliber của Nga hiện nay.

Bốn mẫu V-1 thử nghiệm đã được chế tạo, trong đó mẫu I, II thất bại ngay từ thử nghiệm đầu tiên, mẫu III là mô hình để huấn luyện phi công, được trang bị động cơ phản lực xung Argus. Mẫu IV là mô hình chính để sử dụng.

Theo tính toán của các kỹ sư Đức, những phi công điều khiển V-1 vẫn có cơ hội sống sót, khi chiếc Heinkel He-111 mang quả bom bay V-1 tới gần khu vực của mục tiêu, ở độ cao khoảng 6.000 m, phi công điều khiển V-1 bắt đầu khởi động động cơ phản lực xung, phóng khỏi máy bay mẹ và lao đến mục tiêu.

Sau khi tách ra khỏi máy bay mẹ, bom bay V-1 lao với tốc độ khoảng trên 700 km/h; khi đến gần mục tiêu, phi công điều khiển có thể nhảy dù khỏi quả tên lửa. Tuy nhiên, cơ hội để thoát khỏi máy bay lặn là rất nhỏ, vì việc thoát khỏi buồng lái của V-1, khi quả tên lửa này đang lao với vận tốc trên 700 km/h là điều không tưởng.

Do vậy các nhà lãnh đạo Đức quốc xã đã vận động những kẻ cuồng tín, sẵn sàng chết vì nhà nước phát xít, và số này không phải là ít; 60 phi công cảm tử từ trung tâm KG 200 cùng với 30 lính đặc nhiệm Otto Skorzeny đã tình nguyện cho dự án V-1. Những tân binh khác cũng có thể được tìm thấy, từ hàng ngũ của các đơn vị không quân khác và lực lượng SS.

Đến tháng 10/1944, tổng cộng 175 quả bom bay FZG-76 đã được sửa đổi với buồng lái có phi công điều khiển, sẵn sàng tiến công trả đũa vào nước Anh; nhưng cũng trong tháng 10/1944, Werner Baumbach tiếp quản trung tâm KG 200; Werner tin rằng, chương trình này hoàn toàn lãng phí cả nhân lực và nguồn lực quân sự, vốn đang cạn kiệt ở Đức; do vậy dự án đã bị hủy bỏ.

Nếu dự án bom bay V-1 được tiếp tục, chắc chắn chương trình sẽ thu được kết quả thành công nhất định và chương trình bom bay V-1 có người lái là loại vũ khí tối tân cuối cùng của phát xít Đức; thành công của vũ khí này vẫn bỏ ngỏ, nhưng điều khẳng định là, tên lửa V-1 là nền móng cho nhân loại phát triển các loại tên lửa hành trình hiện đại như ngày hôm nay. Ảnh: Tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109 của Hải quân Mỹ.

Video Phát hiện cuốn nhật ký quý giá của Đức Quốc xã - Nguồn: VTC14

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-ten-lua-hanh-trinh-v-1-buzz-khong-cuu-noi-duc-quoc-xa-1394784.html