Vì sao tàu chiến Việt Nam chuộng 'tên lửa quốc dân' Kh-35 đến thế?

Gần như trong mọi nâng cấp tên lửa chống hạm cho tàu chiến, Việt Nam đều lựa chọn loại tên lửa Kh-35 như một sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Nói không ngoa khi tên lửa đối hạm Kh-35 được coi là loại "tên lửa quốc dân" của Hải quân Việt Nam khi mà nó xuất hiện trong rất nhiều gói nâng cấp, gói cải tiến tàu chiến dành cho lực lượng này. Nguồn ảnh: Sina.

Mặc dù đã ra đời từ năm 1983 và tới nay đã tồn tại được 1/4 thế kỷ, tuy nhiên tên lửa Kh-35 vẫn được coi là một trong những loại vũ khí hiện đại, có hiệu quả tác chiến rất tốt và là một trong những nhân tố quan trọng trong lối tác chiến phi đối xứng. Nguồn ảnh: TL.

Điểm mạnh bậc nhất của Kh-35 đó là nó có khả năng biến hình cực kỳ cao. Cụ thể, cùng một loại tên lửa, Kh-35 có thể phóng từ nhiều cơ cấu khác nhau bao gồm phóng từ trực thăng, phóng từ tàu mặt nước hoặc phóng từ mặt đất mà không cần phải chia ra các phiên bản khác nhau. Nguồn ảnh: BHQ.

Đây là một yếu tố rất quan trọng vì việc triển khai được một loại tên lửa từ nhiều cơ cấu khác nhau sẽ cung cấp khả năng chiến đấu đa dạng, khiến đối phương khó có thể bắt bài hoặc khắc chế được. Nguồn ảnh: TL.

Theo tính toán, một tên lửa đối hạm Kh-35 có khả năng hạ gục một tàu chiến trọng tải tối đa 5000 tấn chỉ bằng một phát bắn - nghĩa là hạ gục được một tàu khinh hạm. Nguồn ảnh: TL.

Trong khi đó, với nhiều tên lửa Kh-35 nhắm vào một mục tiêu, chiến thuật "pháo dàn" này hoàn toàn có thể cho phép Kh-35 hạ gục được khu trục hạm hoặc thậm chí là tàu sân bay của đối phương nếu số lượng tên lửa cùng "cất cánh" một lúc là đủ nhiều. Nguồn ảnh: Người Lao động.

Điểm mạnh của Kh-35 để khiến nó có thể được sử dụng hàng loạt, phóng một lúc hàng chục quả vào cùng một mục tiêu đó là vì Kh-35 có giá rất rẻ - chỉ khoảng 500.000 USD mỗi quả. Thậm chí còn rẻ hơn nữa nếu mua với... số lượng lớn. Nguồn ảnh: Báo Hải Quân

Ngoài ra, Kh-35 còn có kích thước rất nhỏ gọn với trọng lượng chỉ từ 500 tới 600 kg tùy phiên bản, giúp nó có thể được vận tải tới chiến trường một cách đơn giản, hiệu quả. Thậm chí, loại chiến đấu cơ cổ lỗ như MiG-21 cũng có thể triển khai được loại tên lửa này. Nguồn ảnh: QPVN.

Hai phiên bản phổ biến nhất của Kh-35 đó là Kh-35 và Kh-35U. Hai phiên bản này cùng mang theo lượng đầu nổ 145 kg nhưng có tầm hoạt động khá khác biệt, lần lượt là 130 km cho tới 250 km. Nguồn ảnh: TL.

Một trong những điểm yếu của Kh-35 đó là nó có tốc độ khá chậm, tối đa chỉ bay được với tốc độ Mach 0.8. Ở tốc độ này, nhiều loại vũ khí có thể đánh chặn được Kh-35 trong đó bao gồm cả các loại pháo tự động tầm gần. Nguồn ảnh: TL.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, do có giá thành khá rẻ nên việc khai hỏa một loạt tên lửa Kh-35 vào cùng một mục tiêu đắt giá là điều hoàn toàn dễ hiểu. Việc khai hỏa nhiều tên lửa Kh-35 cùng lúc, tới mục tiêu cùng một thời điểm sẽ gần như khắc phục được nhược điểm dễ bị đánh chặn của nó. Nguồn ảnh: TL.

Mời độc giả xem Video: Tên lửa Kh-35 từ cơ cấu phóng mặt đất.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-tau-chien-viet-nam-chuong-ten-lua-quoc-dan-kh-35-den-the-1300409.html