Vì sao Singapore được chọn làm nơi tổ chức cuộc gặp Mỹ- Triều Tiên?

Singapore là một quốc gia hữu hảo với CHDCND Triều Tiên, nhưng cũng ủng hộ Mỹ và có kinh nghiệm sống giữa 2 quốc gia Hồi giáo là Indonesia -Malaysia.

Lịch sử quan hệ ngoại giao của Singapore với Triều Tiên và sự gần gũi tương đối của đảo quốc sư tử đã khiến cho quốc gia Đông Nam Á trở thành sự lựa chọn tự nhiên cho hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Trump tuyên bố trong một tweet hôm thứ Năm rằng hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Singapore vào ngày 12.6.

Thành phố là “một địa điểm tuyệt vời” cho hội nghị thượng đỉnh, Tom Plant, chuyên về các vấn đề hạt nhân tại Viện Dịch vụ Hoàng gia London, cho biết “Ông Kim sẽ ở trên lãnh thổ thân thiện, không phải lãnh thổ thù địch. Nhưng ông ấy sẽ không ở trên sân nhà”.

Có một số yếu tố cho lựa chon này: nó gần Triều Tiên so với các địa điểm khả dĩ ở châu Âu, kinh nghiệm của lực lượng an ninh Singapore, và thực tế rằng Bình Nhưỡng đã có quan hệ ngoại giao với đất nước này kể từ năm 1975.

Singapore là một nơi hữu hảo với Triều Tiên, và nước này cũng đặt đại sư quán tại khu trung tâm tài chính của Singapore.

Đảo quốc sư tử là nhà nước có thể duy trì sự ổn định và đảm bảo an ninh thuộc vào loại hiệu quả nhất thế giới. Nằm giữa hai quốc gia mà người Hồi giáo chiếm đa số - Malaysia và Indonesia - với những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, Singapore đã được kiểm qua sự hiệu quả trong việc ứng phó với các mối đe dọa khủng bố.

Trước đây, các công ty nhà nước của Triều Tiên đã tiến hành các giao dịch kinh doanh hợp pháp và bất hợp pháp với các công ty Singapore. Dưới áp lực từ Mỹ và một báo cáo bị rò rỉ của Liên hiệp quốc, đảo quốc này đã chính thức cắt đứt quan hệ thương mại với Triều Tiên vào năm 2017 để tuân thủ các biện pháp trừng phạt.

Singapore cũng là một nơi lý tưởng dành cho Mỹ. Đây là một đối tác thương mại lớn, nhà đầu tư châu Á lớn thứ hai vào Mỹ và là nước từ lâu đã ủng hộ sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là nơi đặt trụ sở tại khu vực châu Á của các công ty lớn ở Mỹ bao gồm Google, Facebook và Airbnb. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập năm 1966.

"Phía Triều Tiên có thể sẽ vấp phải các vấn đề hậu cần và giao thức phát sinh tại nơi diễn ra địa điểm hội nghị thượng đỉnh, vì vậy có một đại sứ quán (Triều Tiên) tại quốc gia nơi hội nghị được tổ chức có thể là một yêu cầu," Malcolm Cook, một thành viên cao cấp của Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore nhận định.

Nằm cách Triều Tiên hơn 3.000 dặm (4.800 km) về phía Bắc, Singapore năm trong phạm vi bay của máy bay Triều Tiên. Nếu bay đến Tây Âu, thì chúng sẽ cần phải dừng một hoặc hai điểm để tiếp nhiên liệu.

Nah Liang Tuang, một nghiên cứu viên tại Viện Quốc phòng và Nghiên cứu Chiến lược, cho biết: “Singapore không quá xa so với các quốc gia châu Âu, cho phép máy bay riêng của Kim Jong Un bay đến đó mà không cần tiếp nhiên liệu, cũng không quá gần đến mức ông Trump có thể được coi là ‘nhường’ ông Kim bằng cách phải đi xa hơn".

Cựu Đại sứ Mỹ tại Singapore David Adelman cho biết Singapore là địa điểm lý tưởng vì nó đã là “một nhà môi giới trung thực giữa Đông và Tây”.

“Singapore đã là một người bạn tuyệt vời của Mỹ nhưng Singapore cũng đã trở thành một người bạn cho tất cả mọi người, điều này đã giúp họ nhận tin tưởng của thế giới”, ông nói.

Triết lý kinh doanh tự do của Singapore chào đón các đối tác thương mại từ khắp mọi nơi, bất kể chính trị. "Chúng tôi hy vọng cuộc họp này sẽ thúc đẩy triển vọng cho hòa bình ở bán đảo Triều Tiên," Bộ Ngoại giao Singapore cho biết trong một tuyên bố.

Trong năm 2015, Singapore là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh chưa từng thấy giữa hai nhà lãnh đạo vốn không tin tưởng lẫn nhau: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu, cuộc họp đầu tiên kể từ khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949.

Singapore cũng đã tổ chức các cuộc họp khu vực, bao gồm Hội nghị các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2007 và 2018. Kể từ năm 2002, một hội nghị an ninh thường niên đã được tổ chức ở Singapore, gồm các lãnh đạo quốc phòng và các quan chức từ các nước như Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đối với các cuộc gặp như vậy, rào chắn sẽ được thiết lập xung quanh các địa điểm hội nghị thượng đỉnh, và những người lính đánh thuê Gurkhas người Nepal “khét tiếng” đứng gác.

Vào năm 2015, những người lính Gurkha bắn vào một chiếc xe tông bốn rào chắn và đâm vào một hàng rào bê tông. Người lái xe đã bị giết chết và hai hành khách bị bắt giữ, nhưng hóa ra đây chỉ là một vụ tai nạn liên quan đến ma túy, chứ không phải là một cuộc tấn công.

Những vị Khách nước ngoài quan trọng sẽ không gặp rắc rối bởi những người biểu tình. Các cuộc biểu tình ở Singapore chỉ có thể được tổ chức tại một khu vực được chỉ định, công viên Hong Lim rộng 2,4 ha (0,9 ha).

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết những sửa đổi Đạo luật trật tự công cộng của Singapore đã trao cho các nhà chức trách nhiều quyền hạn hơn để hạn chế hội đồng công cộng, và bắt giữ những người tham gia biểu tình hòa bình.

Nguồn Global News

Mạnh Đức

Nguồn NCĐT: http://nhipcaudautu.vn/the-gioi/vi-sao-singapore-duoc-chon-lam-noi-to-chuc-cuoc-gap-my-trieu-tien-3323922/