Vì sao rồng lửa S-400 Nga dù rẻ hơn nhưng Mỹ không địch nổi

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga rẻ hơn nhiều lần so với các hệ thống tương tự của Mỹ, và vượt trội hơn hẳn 'viên kim cương trên chiếc vương miện của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ'- Hệ thống THAAD, CNBC đưa tin ngày 19.11.

Hệ thống S-400.

"Các hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay của Nga có giá khoảng 500 triệu USD, trong khi chỉ riêng bộ pin Patriot Pac-2 đã ngốn cả tỷ USD và pin THAAD khi xuất xưởng cũng vào khoảng 3 tỷ USD", kênh truyền hình đưa tin.

Khoảng 13 quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc mua lại các hệ thống phòng không của Nga. Tuy nhiên, vũ khí của Nga càng thêm hưởng lợi về giá trị do thực tế không cần cung cấp hệ thống hỗ trợ kỹ thuật phức tạp, theo CNBC.

Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga. Đàm phán về việc cung cấp vũ khí này cũng được tiến hành với Saudi Arabia và Ấn Độ.

Kênh này gợi nhớ rằng các khách hàng tiềm năng của S-400 có nguy cơ bị Mỹ cấm vận theo Đạo luật Chống Đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA).

Mặc dù S-400, theo một trong những nguồn của kênh, không chỉ là loại vũ khí lý tưởng, mà thậm chí còn vượt qua cả niềm tự hào chính của ngành công nghiệp quân sự Mỹ trong lĩnh vực này — THAAD.

Radar và các thiết bị giám sát khác của S-400, giống như tên lửa, hoạt động ở khoảng cách rộng lớn. Radar phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 600 km, và phạm vi của tên lửa đạt 400 km. Các tổ hợp có khả năng cùng lúc theo dõi nhiều mục tiêu tiềm năng, bao gồm cả những mục tiêu sử dụng công nghệ tàng hình.

Tạp chí quân sự National Interest từng đánh giá:“Không nên đùa với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga”.

Theo NI, xung quanh tổ hợp S-400 luôn nảy ra những cuộc tranh cãi. Mỹ đe dọa trừng phạt các nước chỉ vì mua hệ thống phòng không của Nga, nhưng các cường quốc trên thế giới không hề giảm nhẹ quan tâm tới vũ khí này, minh chứng là các hợp đồng cung cấp S-400 cho Ấn Độ và Trung Quốc vừa được ký kết trong năm nay. NI nhấn mạnh, không một lực lượng không quân nào muốn đối mặt với hệ thống phòng không của Nga trong điều kiện chiến đấu.

Việc phát triển tiền thân của tổ hợp hiện đại (S-300) đã bắt đầu tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ trước, và tổ hợp này gia nhập lực lượng vũ trang vào năm 1978. Kể từ đó, S-300 đã liên tục được hoàn thiện, xuất hiện những phiên bản mới, một phiên bản trong số đó là S-300PMU-2 — thậm chí còn được gọi là "phiên bản đầu" của S-400.

Các hệ thống phòng không hiện đại sử dụng các trạm radar mới, cho phép S-400 phát hiện hầu hết các mục tiêu trên không. Ngoài ra, hệ thống phòng không có thể sử dụng bốn loại tên lửa với trọng lượng và khả năng khác nhau, như vậy một tổ hợp S-400 có thể hoạt động như một hệ thống phòng không hoàn hảo.

Có cảm giác rằng những tính năng của S-400 là bước nhảy vọt so với các đặc tính của hệ thống tiền nhiệm, tuy nhiên trên thực tế, nhiều đặc điểm tiên tiến của hệ thống, bao gồm khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, các tên lửa mô-đun có thể hoán đổi, v.v. đã từ lâu được sử dụng trong hệ thống, và S-400 chỉ dựa trên những ưu điểm vốn có của S-300, nhưng đồng thời trở nên đáng sợ hơn.

Ở Nga, hiện đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang là hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph (theo phân loại của NATO là SA-21 Growler). Hệ thống này được thiết kế để bảo vệ một cách có hiệu quả các công trình chính trị, hành chính, kinh tế và quân sự quan trọng nhất tránh các cuộc không kích, các cú tấn công của tên lửa chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến thuật và và tên lửa chiến thuật, cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung trong điều kiện chiến đấu và tác chiến điện tử.

Đình Dương (tổng hợp)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/the-gioi/vi-sao-rong-lua-s-400-nga-du-re-hon-nhung-my-khong-dich-noi-932059.html