Vì sao rất ít súng bắn tỉa có thể lên đạn tự động?

Phần lớn súng bắn tỉa nổi tiếng trên thế giới đều không áp dụng nguyên tắc lên đạn tự động lại mà đều có cấu tạo theo nguyên lý súng trường cổ điển, bắn từng phát một và lên đạn lại sau phát bắn. Vậy đâu là lý do?

Hiện nay trên thế giới xuất hiện nhiều loại súng bắn tỉa nổi tiếng, có độ chính xác cao, tầm bắn xa, sức xuyên của đạn lớn nhờ áp dụng những công nghệ mới nhất về vật liệu. Tuy nhiên các loại súng bắn tỉa thường vẫn áp dụng cấu tạo theo nguyên lý truyền thống của súng trường cổ điển. Ảnh: Khẩu súng trường cổ điển Mosin-Nagant - Nguồn: Wikipedia.

Hiện nay trên thế giới xuất hiện nhiều loại súng bắn tỉa nổi tiếng, có độ chính xác cao, tầm bắn xa, sức xuyên của đạn lớn nhờ áp dụng những công nghệ mới nhất về vật liệu. Tuy nhiên các loại súng bắn tỉa thường vẫn áp dụng cấu tạo theo nguyên lý truyền thống của súng trường cổ điển. Ảnh: Khẩu súng trường cổ điển Mosin-Nagant - Nguồn: Wikipedia.

Việc áp dụng cấu tạo theo nguyên lý của súng trường cổ điển nhằm mục đích tăng độ chính xác; nói một cách ngắn gọn, súng trường sử dụng khóa nòng kiểu then ngang, lên đạn lại bằng tay sau mỗi phát bắn có độ chính xác cao nhất. Ảnh: Súng trường bắn tỉa tầm xa CHEYTAC M200 INTERVENTION của quân đội Mỹ - Nguồn: Topwar

Đối với một khẩu súng bắn tỉa, triết lý đầu tiên của nhà thiết kế là theo đuổi độ chính xác; theo đuổi tốc độ bắn thực ra không khác mấy so với súng trường tấn công bắn liên thanh. Ảnh: Súng bắn tỉa M40A3 của Mỹ - Nguồn: Topwar

Khóa nòng của súng bộ binh hiện có hai loại, loại bằng tay và loại tự động; các loại vũ khí tự động sử dụng một phần của khí thuốc súng (hoặc phản lực sau mỗi phát bắn) để đẩy khóa nòng trở lại sau khi đạn được bắn ra, giúp tháo vỏ và nạp viên đạn tiếp theo. Thiết kế này giúp cải thiện đáng kể tốc độ bắn của súng trường và có ý nghĩa lớn trên chiến trường. Ảnh: Súng bắn tỉa bán tự động SVD của Liên Xô/Nga - Nguồn: Topwar

Thiết kế lên đạn tự động có những điểm yếu cố hữu, không thể khắc phục hết; đó là để đảm bảo tốc độ nạp đạn và độ tin cậy của việc lên đạn lại, chuyển động bên trong của pít-tông và khóa nòng rất mạnh, mỗi viên đạn khi bị đẩy dưới tải trọng của lò-xo hồi vị, sẽ nhận được một lực va đập nhất định và ma sát nặng. Ảnh: Súng bắn tỉa bán tự động SVD của Liên Xô/Nga - Nguồn: Topwar

Việc chuyển động của các cơ cấu lên đận sẽ ảnh hưởng đến độ khít giữa đạn và nòng súng, đồng thời ảnh hưởng đến quỹ đạo bay của đầu đạn, dẫn đến giảm độ chính xác. Ngoài ra, độ rung lớn do toàn bộ hoạt động của quá trình tự động bắn và nạp đạn gây ra cũng sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác khi bắn. Ảnh: Súng bắn tỉa bán tự động SVCh-308 của Nga - Nguồn: Topwar

Ngoài ra do một phần khí thuốc dùng để đẩy pít-tông và khóa nòng lùi, nên lượng khí từ thuốc súng cháy đẩy đầu đạn, sẽ bị giảm tương ứng, dẫn đến giảm tầm bắn của đạn. Nguyên lý này lý giải những khẩu súng như AK-47, M-16 đều có độ giật lớn. Ảnh: Súng bắn tỉa bán tự động AS50 của Anh - Nguồn: Topwar

Vì vậy, để theo đuổi độ chính xác và tầm bắn của súng bắn tỉa, thiết kế nạp đạn tự động phần lớn không được áp dụng, mà sử dụng nguyên lý của súng trường cổ điển, dùng khóa nòng kiểu then ngang. Ảnh: Súng bắn tỉa Mcmillan TAC 50 của McMillan, Canada - Nguồn: Topwar

Với cấu tạo khóa nòng cổ điển này, xạ thủ cần phải xoay và kéo khóa nòng theo cách thủ công để hất vỏ đạn ra khỏi buồng đạn và đẩy khóa nòng về phía trước để nạp viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, sau đó xoay ngang khóa nòng để hoàn thành động tác nạp đạn.

Toàn bộ quá trình nạp đạn tương đối ổn định và không dễ làm hỏng đạn. Nó có thể làm cho đạn và buồng đạn chặt hơn, tránh rò rỉ khí thuốc khi bắn. Những điều này đều có lợi cho việc nâng cao tầm bắn và độ ổn định bay của đầu đạn, để đầu đạn vẫn giữ được độ chính xác cao ở cự ly xa.

Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng của các rung động khác đến độ chính xác của viên đạn khi đạn được bắn ra, súng bắn tỉa thường được thiết kế với nòng nổi (còn gọi là nòng treo), tức là nòng súng không tiếp xúc trực tiếp với thân súng, mà chỉ có đuôi nòng súng gắn với buồng đạn. Ảnh: Súng bắn tỉa Twilight của Nga áp dụng nguyên lý "nòng treo" - Nguồn: Topwar

Ngoài loại súng bắn tỉa cấu tạo theo súng trường cổ điển, ngoài ra còn có một loại súng bắn tỉa bán tự động; súng sử dụng cơ cấu lên đạn bằng cách trích khí thuốc ở thành nòng súng, nên không phải lên đạn lại sau mỗi phát bắn, lên có thể bắn liên tục và tốc độ bắn được cải thiện đáng kể. Ảnh: Súng bắn tỉa bán tự động AS50 cho Navy Seals - Nguồn: Hải quân Mỹ

Tuy nhiên do sử dụng nguyên lý trích khí, nên súng bắn tỉa tự động cần phải khoan một lỗ trên thành nòng và kết nối nó với cơ cấu dẫn khí. Vì vậy, nòng súng không tránh khỏi ảnh hưởng bị giật khi bắn. Ảnh: Súng bắn tỉa bán tự động M-110 của Mỹ - Nguồn: Topwar

Vì vậy độ chính xác của súng bắn tỉa bán tự động không chính xác bằng súng bắn tỉa sử dụng khóa nòng then ngang lên đạn thủ công. Nhưng trên chiến trường, súng bắn tỉa bán tự động và súng bắn tỉa khóa nòng then ngang có thể được sử dụng kết hợp để đạt được hiệu quả chiến đấu tối đa. Ảnh: Sử dụng bắn tỉa trong Quân đội Mỹ - Nguồn: Sina

Video Tay súng bắn tỉa số 1 trong quân đội Mỹ - Nguồn: VTV1

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-rat-it-sung-ban-tia-co-the-len-dan-tu-dong-1453251.html