Vì sao Ngưu Tất lại được nhiều người dân Nam Định dùng để mạnh gân cốt, chữa đau nhức xương khớp đến thế?

Theo lời kể của người dân nơi đây, họ cũng không nhớ từ khi nào, Ngưu Tất lại trở thành một vị thuốc dân dã, thân quen trị đau nhức xương khớp. Chỉ biết là, tác dụng cũng như những bài thuốc từ ngưu tất được mọi người rỉ tai nhau, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác!

Nam Định – mảnh đất truyền thống của Y học dân tộc

Từ xa xưa, người dân Nam Định đã có ý thức giữ gìn, tự bảo vệ sức khỏe và giàu kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp dân gian. Nhiều bài thuốc cổ phương ra đời, được mọi người lưu giữ, truyền tai nhau và sử dụng mỗi ngày. Nhiều danh Y nổi tiếng xuất thân từ miền đất giàu truyền thống Y dược này.

Trong cuốn “Nam Hải Dị Nhân” và cuốn “Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục”có ghi chép lại, từ thời Lý, tương truyền vua Lý Thần Tông năm 21 tuổi bỗng dưng mắc chứng bệnh lạ, lông lá mọc khắp người, điên loạn, gầm thét như hổ suốt cả ngày. Các ngự y chữa trị cho vua nhưng mãi không thuyên giảm, triều đình phải cho người đi tìm thầy thuốc khắp nơi. Lúc này, có đứa trẻ hát bài đồng dao:

Bổng bồng bông, tập tầm vông

Ở làng Điềm Xá, có Nguyễn Minh Không

Chữa được bệnh, cho đức Thần Tông.

Nam Định - mảnh đất giàu truyền thống Y dược

Nam Định - mảnh đất giàu truyền thống Y dược

Thiền sư Nguyễn Minh Không được mời vào triều. Ông sai người mang đến một cái vạc to, đổ nước vào rồi hòa thuốc, đun sôi lên cả trăm lần. Rồi sau đó dùng nước thuốc tay không tắm cho vua, chỉ ngày hôm sau bệnh đã thuyên giảm, vài hôm thì hết bệnh. Cảm phục trước tài năng của ông, vua Lý Thần Tông đã phong ông làm Quốc sư, sau khi ông mất, nhiều chùa ở Giao Thủy đã dựng tượng ông. Ngày nay, nhiều nhà quản lý Y tế, bác sỹ, dược sỹ cũng xuất thân từ vùng đất này.

Ngưu Tất - Từ cây thuốc dân dã vườn nhà đến vị thuốc trị bệnh toàn dân

Khi nghiên cứu khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái tại Nam Định cho thấy, các loài dược liệu như đinh lăng, cát cánh, ngưu tất, đương quy phát triển rất tốt và cho hàm lượng dược chất cao. Có lẽ “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã giúp các loài thảo dược quý trên mảnh đất Nam Định sinh tồn và phát triển mạnh mẽ đến vậy.

Tới Nam Định, thăm khu vườn của một gia đình nào đó, chúng ta có thể dễ dàng tìm được những cây thuốc dân dã trong vườn nhà. Và nếu như bạn không biết tác dụng của loại cây đó với sức khỏe ra sao, hãy hỏi chủ nhà, chắc chắn, bạn sẽ nhận được câu trả lời với nhiều thông tin hữu ích. Ngưu Tất cùng là một cây thuốc Nam thân thuộc như vậy.

Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, nước ta là một quốc gia với sự đa dạng sinh học mang lại tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như các dược liệu. Năm 2013, Quyết định số 1976/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã mở ra hướng đi mới cho dược liệu Việt Nam. Phát huy truyền thống trồng, chăm sóc thảo dược , sử dụng thảo dược chữa bệnh từ lâu đời, tỉnh Nam Định đã trở thành một vùng đất nằm trong dự án quy hoạch phát triển dược liệu này.Trải qua chặng đường lịch sử dài, Nam Định từ vùng quê nghèo nay đã thay màu áo mới nhờ phát triển trồng cây dược liệu truyền thống với nhiều mô hình trồng như : vùng trồng Ngưu Tất, Đậu Nành, Quất, Dây Thìa Canh,…

Cánh đồng Ngưu Tất tại Nam Định

Vào vụ đông, đi dọc những cánh đồng xã Vụ Bản, Nam Định, bạn dễ dàng nhận thấy vùng trồng ngưu tất xanh tươi trước mặt. Theo người dân nơi đây cho biết, Ngưu Tất dễ trồng và chăm sóc, sinh trưởng phát triển mạnh, củ của nó được thu hoạch làm thuốc. Ngưu Tất chữa được nhiều bệnh như cổ họng sưng đau, đau bụng, rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là giúp mạnh gân hoạt cốt, chữa đau nhức xương khớp.Một kinh nghiệm quý báu được chia sẻ từ cô Nguyễn Thị Hương (Vụ Bản, Nam Định) – người nhiều năm gắn bó với việc trồng dược liệu cho biết: mỗi khi lao động, chăm sóc đồng áng khiến chân tay ê mỏi, xương khớp đau nhức, thì thuốc sắc Ngưu Tất chính là cứu cánh giúp mạnh gân hoạt cốt, giảm đau nhức, lấy lại sức khỏe để họ có thể tiếp tục làm việc vào ngày hôm sau. Như vậy, đến nay, Ngưu Tất không chỉ là “người bạn thầy thuốc” của người dân mà còn giúp mang lại thu nhập, làm giàu cho vùng đất Nam Định nhờ những vùng trồng quy mô lớn cung cấp thảo dược trị bệnh cho các công ty Dược trên toàn quốc.

Ngưu tất tác dụng gì? Nên sử dụng như thế nào?

Theo Y học cổ truyền, Ngưu Tất có vị chua, đắng, tính ôn, quy vào kinh can thận. Ngưu Tất sống có tác dụng phá huyết, hành ứ, sau khi chế biến chín giúp bổ can thận mạnh gân cốt– tác dụng này được ứng dụng phổ biến hơn cả. Mà cách dùng đơn giản nhất đã được người dân Nam Định chia sẻ ở trên, đó chính là sắc nước từ củ Ngưu Tất khô, ngày dùng 3-9 g, nếu đau nhức cơ khớp, đau do thoái hóa khớp, viêm khớp sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp này để chữa bệnh, cần lựa chọn nguồn dược liệu chuẩn về giống, quy trình trồng trọt, thu hái và chế biến đảm bảo sạch sẽ.

Củ Ngưu tất dùng làm thuốc

Hiện nay, Ngưu tất đã được khai thác sử dụng trong ngành Đông Dược hiện đại, trên thị trường, nhiều sản phẩm chứa Ngưu Tất, nhưng đáng kể đến là sản phẩm dựa trên bài thuốc cổ phương kết hợp Ngưu tất với các dược liệu quý khác như Cao Rắn Hổ Mang, Dây Đau Xương, Hy Thiêm, Thiên Niên Kiện, người bệnh xương khớp nên lưu ý lựa chọn sử dụng. Đây là sản phẩm viên uống tiện dùng, được chuyên gia đánh giá cao. Trên thực tế, hiệu quả bổ cho xương khớp, mạnh gân cốt, giúp giảm đau nhức đã được kiểm chứng cho hàng ngàn người bệnh. Không chỉ hiệu quả, tiện dùng, mà các vị thuốc đều được chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào (nuôi, trồng ,thu hái theo tiêu chuẩn sạch) do vậy bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm về tính an toàn khi sử dụng.

Benhxuongkhop.vn

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/can-biet/vi-sao-nguu-tat-lai-duoc-nhieu-nguoi-dan-nam-dinh-dung-de-manh-gan-cot-chua-dau-nhuc-xuong-khop-den-the-a265213.html