Vì sao người xưa mọc sừng trên đầu bị coi là 'quái vật'

Cách đây hàng trăm năm, y học ghi nhận một số trường hợp mọc sừng trên đầu, trong đó đa phần là người lớn tuổi.

Cách đây hàng trăm năm, y học ghi nhận một số trường hợp mọc sừng trên đầu. Một số người, đặc biệt là trẻ em khi nhìn thấy những người có sừng trên đầu kinh ngạc, sợ hãi. Thậm chí, một số người coi họ như "quái vật".

Cách đây hàng trăm năm, y học ghi nhận một số trường hợp mọc sừng trên đầu. Một số người, đặc biệt là trẻ em khi nhìn thấy những người có sừng trên đầu kinh ngạc, sợ hãi. Thậm chí, một số người coi họ như "quái vật".

Sự việc càng khiến dư luận quan tâm hơn khi có một trường hợp không chỉ mọc 1 mà có tới 4 chiếc sừng ở trên đầu.

Người này là Mary Davis sống ở Saughall, Cheshire, Anh vào thế kỷ 17. Trên đầu của bà có 4 chiếc sừng khiến nhiều người kinh ngạc, thậm chí sợ hãi.

Một trong những chiếc sừng của bà Mary hiện được trưng bày tại Bảo tàng Công nghệ Jurassic ở thành phố Culver, California, Mỹ.

Trường hợp mọc sừng được nhiều người biết đến khác là Madame Dimanche. Người phụ nữ này sống ở Paris, Pháp hồi thế kỷ 19.

Theo một số ghi chép, bà Dimanche bất ngờ mọc một chiếc sừng giữa trán khi 76 tuổi. Chiếc sừng này có tốc độ phát triển nhanh trong 6 năm. Các chuyên gia đo được bà có chiếc sừng dài hơn 24,9 cm. Với chiếc sừng dài vươn qua mặt, che khuất tầm nhìn, bà Dimanche gặp một số khó khăn trong đời sống hàng ngày.

Vì vậy, bà Dimanche tiến hành ca phẫu thuật loại bỏ sừng thành công. Cuộc sống của bà trở lại bình thường.

Cách đây hàng ngàn năm, khoa học, y tế chưa phát triển nên những trường hợp mọc sừng trên đầu bị coi là những "quái vật" có ngoại hình kỳ dị. Thậm chí, họ đôi khi còn phải đối mặt với những lời chỉ trỏ, đàm tiếu cho rằng họ có "sừng ác quỷ".

Khi khoa học phát triển, các chuyên gia lý giải vì sao con người mọc sừng trên đầu. Khoa học gọi đây là sừng da. Đây là tình trạng tổn thương hoặc tăng trưởng xuất hiện trên da. Chiếc sừng mọc trên đầu của con người được hình thành từ keratin - loại protein tạo nên lớp trên cùng của da. Nó có thể thay đổi kích thước tùy theo tốc độ phát triển ở mỗi trường hợp.

Người lớn tuổi, đặc biệt trong độ tuổi 60-70, có nguy cơ mắc sừng da cao hơn những nhóm tuổi khác. Cả hai giới đều có nguy cơ mắc phải tình trạng sừng da nhưng không có khả năng truyền nhiễm. Cách điều trị phổ biến nhất cho sừng da là phẫu thuật loại bỏ.

Mời độc giả xem video: Phát hiện lô hàng nghi là sừng tê giác. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nguoi-xua-moc-sung-tren-dau-bi-coi-la-quai-vat-1494553.html