Vì sao người Việt cổ luôn tôn thờ, 'sùng bái' mặt trăng?

Trong nền văn hóa của các quốc gia Á Đông, trong đó có Việt Nam, mặt trăng là một hình tượng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, đặc biệt vào ngày Rằm tháng 8.

Đối với nhiều quốc gia châu Á, mặt trăng từ thời cổ đã được sử dụng để tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Ảnh: Pinterest.

Đối với nhiều quốc gia châu Á, mặt trăng từ thời cổ đã được sử dụng để tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Ảnh: Pinterest.

Theo đó, nếu trăng mùa thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị... Ảnh: Pinterest.

Riêng ở Việt Nam và Trung Quốc, mặt trăng có những hình tượng riêng và mang ý nghĩa rất đặc biệt. Ảnh: Pinterest.

Người Trung Quốc thời xưa tin rằng, có một sự liên kết giữa mặt trăng và nước trên trần thế. Thậm chí người ta còn kết nối khái niệm này với chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Ảnh: Pinterest.

Trong một truyền thuyết của người dân tộc Choang ở Trung Quốc, mặt trăng và mặt trời vốn dĩ là một cặp vợ chồng và các ngôi sao là con cái. Ảnh: Pinterest.

Khi mặt trăng mang thai, nó sẽ trở nên tròn vành vạnh, khi sinh con xong, Mặt trăng khuyết và có hình lưỡi liềm. Ảnh: Pinterest.

Vì vậy, người dân tộc Choang tin rằng, phụ nữ có vị trí hết sức quan trọng và phải được tôn vinh vào ngày Rằm tháng 8 - khi mặt trăng tròn và sáng nhất trong năm. Ảnh: Pinterest.

Trong văn hóa lúa nước của người Việt cổ, trăng có một ý nghĩa rất to lớn, gắn liền với mùa màng và đời sống. Ảnh: Pinterest.

Đặc biệt, đến giữa mùa thu, ngày Rằm tháng 8 là khi trăng sáng nhất và đẹp nhất mà việc nhà nông lại nhàn. Ảnh: Pinterest.

Mùa thu lại là lúc tiết trời mát mẻ, khí hậu dễ chịu nhất trong năm. Vì vậy mà vào ngày Rằm tháng 8, mọi người có thể thảnh thơi ngắm trăng, hòa mình với đất trời... Ảnh: Pinterest.

Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nguoi-viet-co-luon-ton-tho-sung-bai-mat-trang-1111248.html