Vì sao Nga luôn đi đầu trong phát triển pháo phản lực phóng loạt?

Hiện Nga vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những mẫu pháo phản lực phóng loạt mới, nhưng với tầm bắn xa và mức chính xác cao hơn.

Ngày nay, các lực lượng chiến đấu lục quân Nga vẫn được trang bị rất nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt (gọi tắt là pháo phản lực - PPL - PV); nổi tiếng và có sức sống cao nhất là “hậu duệ” trực tiếp của những dàn “Ca chiu sa" có tên BM-21 Grad (Mưa đá). Chính xác hơn, BM-21 là phiên bản hiện đại hóa sâu của hệ thống pháo phản lực BM-13 có từ thế chiến 2. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

Ngày nay, các lực lượng chiến đấu lục quân Nga vẫn được trang bị rất nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt (gọi tắt là pháo phản lực - PPL - PV); nổi tiếng và có sức sống cao nhất là “hậu duệ” trực tiếp của những dàn “Ca chiu sa" có tên BM-21 Grad (Mưa đá). Chính xác hơn, BM-21 là phiên bản hiện đại hóa sâu của hệ thống pháo phản lực BM-13 có từ thế chiến 2. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

Pháo phản lực BM-21 được Liên Xô phát triển và đưa vào biên chế năm 1963, tức là đã gần 60 năm, nhưng hiện nay nó vẫn có trong biên chế của quân đội khoảng 40 quốc gia; còn nữa, BM-21 là loại PPL được sản xuất sao chép (có phép và không phép), hoặc được nâng cấp, cải tiến bởi rất nhiều quốc gia khác. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

Việc hiện đại hóa các hệ thống pháo phản lực BM-21 thường tập trung vào cải tiến hệ thống khung gầm xe vận chuyển, đạn dược và hệ thống điều khiển hỏa lực. Nhưng nhìn chung, hệ thống cơ bản không thay đổi, vẫn bền bỉ với thời gian và có khả năng sẵn sàng chiến đấu rất cao. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

PPL BM-21 có tầm bắn tương đối tốt, so với một khẩu pháo cấp chiến thuật; khi sử dụng tăng tầm loại mới, tầm bắn xa nhất lên tới 30 km; còn thông thường, cự ly bắn từ 5 đến 20 km. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm của PPL BM-21 như tầm bắn, tốc độ bắn, nhưng PPL BM-21 cũng có những điểm yếu rất khó có thể khắc phục; trước hết đó là độ chính xác thấp, PPL BM-21 không thể dùng bắn những mục tiêu có kích thước nhỏ mà chỉ để bắn vào những mục tiêu có diện tích lớn. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

Tiếp đến là tầm bắn của PPL BM-21 tuy đạt được yêu cầu của loại pháo chiến dịch, nhưng chỉ đáp ứng được yêu cầu của không gian chiến trường của thập niên 60 đến 80 của thế kỷ 20; còn tầm bắn cho một cuộc chiến hiện đại rõ ràng là không đủ. Ảnh: PPL BM-21 Grad - Nguồn: Wikipedia.

Sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991), mặc dù bị khủng hoảng kinh tế trầm trọng thời hậu Xô viết, nhưng vào cuối những năm của thập niên 1990, Nga vẫn cho ra đời một hệ thống PPL mới, cho phép không chỉ bắn đạn xa hơn 40km, mà còn chính xác hơn. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Ngoài bắn đạn pháo phản lực thông thường như của PPL BM-21, pháo còn có thể bắn đạn có điều khiển, dẫn đường bằng vệ tinh; đó chính là hệ thống PPL Tornado-G. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Thay vì chỉ sử dụng đạn nổ phá thông thường như của BM-21 trước kia, Tornado-G sử dụng 2 loại đạn, đó là đạn nổ phá mảnh cỡ 122mm 9M538, 9M539 và đạn mẹ-con chuyên chống tăng (chứa tới 70 đầu đạn nhỏ) 9M541. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Với hai loại đạn này, Tornado-G đã giải quyết một phần về độ chính xác và cự ly bắn, khi sử dụng các loại đạn phản lực có dẫn đường bằng vệ tinh GLONASS, mức chính xác rất cao, độ lệch mục tiêu thường không quá vài mét. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Nga là quốc gia thừa kế Liên Xô trước kia, luôn là nước đi đầu trong việc thiết kế và sản xuất nhiều hệ thống pháo phản lực phóng loạt. Nhưng yêu cầu của các chỉ huy chiến trường Nga không như trước kia, họ cần những loại pháo phản lực có mức độ chính xác cao, chứ không phải là loại pháo phản lực hủy diệt cả khu vực mục tiêu. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Trong tương lai, một số loại pháo phản lực của Nga có thể có tầm bắn đến 200 km hoặc hơn (tương đương với tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật), thời gian triển khai chiến đấu cũng như tính toán phần tử bắn vào một mục tiêu được rút ngắn đến mức tối thiểu; lý tưởng nhất là đến giây. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Cùng với việc sử dụng các loại đạn PPL có điều khiển, Nga đã đưa vào sử dụng các hệ thống trinh sát pháo binh hiện đại, như các tổ hợp trinh sát pháo binh Zoopark-1M và Aistenok; đặc biệt là các loại máy bay không người lái (UAV) để trinh sát và chỉ thị mục tiêu. Ảnh: Tổ hợp trinh sát pháo binh Zoopark-1M - Nguồn: Wikipedia.

Việc pháo binh sử dụng UAV trong trinh sát, phát hiện, chỉ thị mục tiêu và sửa bắn cho pháo binh là bước tiến lớn; đồng thời giảm thiểu sự nguy hiểm đối với những phân đội trinh sát luồn sâu vào đất của đối phương; nhất là với pháo phản lực có tầm bắn đến hàng trăm km. Ảnh: Tổ hợp trinh sát pháo binh xách tay Aistenok - Nguồn: Wikipedia.

Để đơn giản khi phóng các loại UAV, các nhà thiết kế từ Viện nghiên cứu NPO Splav của Nga đã giải quyết vấn đề này một cách đơn giản, những chiếc UAV trinh sát được phóng đi từ chính nòng pháo của hệ thống Tornado; những UAV có mặt trên khu vực mục tiêu, truyền tọa độ, hình ảnh của mục tiêu; sản phẩm đã được chứng minh là xuất sắc trong các thử nghiệm. Ảnh: Tổ hợp trinh sát pháo binh Zoopark-1M - Nguồn: Wikipedia.

Hiện tại các nhà phát triển Nga tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những mẫu pháo phản lực tiếp theo, nhưng với tầm bắn xa hơn và mức chính xác cao. Do vậy những "Dàn đồng ca Đỏ của Stalin", sẽ vẫn còn tiếp tục tồn tại lâu dài trong Quân đội Nga, nhưng với một diện mạo hoàn toàn mới. Ảnh: PPL Tornado-G - Nguồn: Wikipedia.

Video Xem pháo phản lực BM-21 Việt Nam phóng đạn diệt mục tiêu - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-nga-luon-di-dau-trong-phat-trien-phao-phan-luc-phong-loat-1405202.html