Vì sao nam giới cổ đại sợ 'động phòng' với trinh nữ?

Một số nền văn minh cổ đại quan niệm việc 'động phòng' với trinh nữ là đại kỵ đối với đàn ông. Nguyên do là vì việc phá trinh tiết của phụ nữ được xem là đen đủi. Do vậy, họ thường trao đêm đầu tiên với cô dâu mới cưới cho thần linh hay thầy tế.

Đối với nhiều nền văn minh cổ xưa như Trung Quốc, Ai Cập, đêm " động phòng" với trinh nữ khiến cánh mày râu lo lắng và sợ hãi.

Đối với nhiều nền văn minh cổ xưa như Trung Quốc, Ai Cập, đêm " động phòng" với trinh nữ khiến cánh mày râu lo lắng và sợ hãi.

Nguyên do xuất phát từ tập tục thờ cúng thần linh của người xưa. Theo quan niệm của họ, những thứ tốt nhất đều phải được dâng lên thần linh thưởng thức trước khi con người sử dụng.

Ví dụ như sau khi thu hoạch mùa vụ, những loại ngũ cốc, nông sản mới được đem lên cúng tế thần linh để họ thưởng thức trước nhằm tỏ lòng tôn kính.

Sau khi dâng đồ tế lễ lên các vị thần, con người có thể sử dụng những ngũ cốc, nông sản vừa thu hoạch được.

Truyền thống này được thực hiện từ năm này sang năm khác với hy vọng thần linh sẽ che chở cho người dân khỏi các tai ương, dịch bệnh và giúp mùa màng bội thu.

Tương tự như vậy, trinh nữ cũng được nhiều nền văn minh cổ xưa chọn làm vật tế lễ để dâng lên thần linh.

Theo quan niệm của người xưa, trinh nữ được xem là những người trong trắng, thuần khiết nên chỉ có thần linh mới có quyền được "thưởng thức" trước.

Do vậy, sau khi cưới trinh nữ về làm vợ, người chồng sẽ dâng đêm tân hôn cho thần linh để tránh bị thần giáng tội và gặp những chuyện xui xẻo.

Người đại diện cho thần linh là thầy tư tế, thầy mo hoặc vua chúa, tộc trưởng của các bộ tộc. Họ sẽ là những người có đêm "động phòng" với trinh nữ.

Mời quý độc giả xem video: Gặp gỡ vị thần siêu lùn tại Ấn Độ (nguồn: VTC1).

Tâm Anh (theo LV, Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-nam-gioi-co-dai-so-dong-phong-voi-trinh-nu-1286813.html