Vì sao Mỹ tự tay tiêu hủy 'bức tường' thủy lôi trên Vịnh Bắc Bộ?

Sau nhiều năm ném thủy lôi phong tỏa vùng biển của Việt Nam đặc biệt là cảng Hải Phòng, cuối cùng Mỹ phải huy động một chiến dịch quân sự đặc biệt để tự tay tiêu hủy thành quả của chính mình vào năm 1973.

Chỉ tính riêng trong khuôn khổ của chiến dịch Linebacker, Mỹ đã rải xuống cảng Hải Phòng và nhiều hải cảng khác ở miền Bắc Việt Nam hàng chục nghìn quả thủy lôi để phong tỏa giao thông đường biển của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nguồn ảnh: Flickr.

Tuy nhiên, chiến dịch Linebacker II của Mỹ đã thất bại thảm hại trên bầu trời miền Bắc, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Paris với ta và chấp nhận rời khỏi Việt Nam trong sự ô nhục chưa từng có. Nguồn ảnh: Flickr.

Một trong những điều khoản ở hội đàm Paris có nêu rõ, Mỹ sẽ phải có trách nhiệm vô hiệu hóa toàn bộ số lượng thủy lôi mà Không quân và Không quân Hải quân Mỹ từng ném xuống vùng biển miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.

Để thực hiện được điều này, lực lượng Thủy lôi Hải quân Mỹ đã phải lên hẳn một kế hoạch quân sự mang tên Operation End Sweep (tạm dịch là Quét lần cuối) để giải tỏa toàn bộ số lượng thủy lôi được Mỹ ném xuống vùng biển Bắc Việt mà đặc biệt là cảng Hải Phòng - cảng giao thông quan trọng nhất ở miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Flickr.

Thực tế, ta không cần phải đòi hỏi điều này từ Mỹ mà Mỹ buộc phải tuân theo Công ước Hague 1907. Theo đó, sau khi kết thúc một cuộc chiến tranh, các phe tham chiến phải chịu trách nhiệm dọn dẹp mìn và thủy lôi cũng như mọi loại bẫy khác mà họ đã sử dụng trong thời gian diễn ra chiến tranh. Nguồn ảnh: Flickr.

Theo Hải quân Mỹ, kế hoạch "tiêu hủy" số thủy lôi được họ rải ra vùng biển Bắc Việt Nam đã được lên kế hoạch từ khi Tổng thống Nixon ra lệnh... rải thủy lôi ở vùng biển này. Ảnh: Máy bay Mỹ trên Vịnh Hạ Long thực hiện chiến dịch End Sweep. Nguồn ảnh: Flickr.

Chính vì lý do đó, Mỹ chỉ sử dụng loại thủy lôi có thể quét được bằng từ trường ở miền Bắc Việt Nam vì họ sớm biết rằng, dù kết thúc cuộc chiến như thế nào thì sớm muộn, chính người Mỹ cũng sẽ phải thực hiện công việc vất vả và nặng nhọc này. Nguồn ảnh: Flickr.

Điều khó khăn nhất đối với Hải quân Mỹ đó là khác với mìn trên mặt đất, thủy lôi không có địa điểm "bãi mìn" chính xác, chưa kể tới việc được triển khai từ máy bay, sẽ khiến thủy lôi nằm rải rác trên vùng biển rộng hàng chục cây số vuông. Nguồn ảnh: Flickr.

Tham gia chiến dịch rà phá thủy lôi này, Mỹ có lực lượng chính bao gồm 6 tàu phá mìn, 9 tàu lội nước, 6 tàu kéo, 3 tàu kéo cứu hộ và 19 khu trục hạm. Nhiệm vụ của lực lượng này là trong vòng tối đa 6 tháng, phải giải giáp được toàn bộ số thủy lôi mà Mỹ đã rải ra ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.

Chiến dịch End Sweep của Mỹ kéo dài từ ngày 6/2 tới ngày 27/7/1973. Mặc dù được cho là đã giải tỏa được khoảng 90% số lượng thủy lôi ở vùng biển Bắc Việt Nam, phía Mỹ cũng chịu thiệt hại bao gồm hai trực thăng và một sàn nâng. Nguồn ảnh: Flickr.

Tổng chi phí cho chiến dịch quân sự này của Mỹ là 20,3 triệu USD, tương đương với khoảng 117,75 triệu USD theo tỷ giá hiện tại. 6 tàu phá lôi của Hải quân Mỹ đã phải thực hiện tổng cộng 439 giờ nhiệm vụ, dưới sự hỗ trợ của hàng trăm phi vụ phá lôi bằng trực thăng để hoàn thành được công việc này. Nguồn ảnh: Flickr.

Chiến dịch được phía Mỹ tuyên bố là kết thúc tốt đẹp, giải tỏa được tuyến đường giao thông hàng hải cho miền Bắc Việt Nam mà đặc biệt là cảng Hải Phòng, nơi có rất nhiều tàu bè nước ngoài đã phải nằm lại cảng trong suốt 300 ngày kể từ chiến dịch Linebacker năm 1972 sau khi Mỹ rải thủy lôi dày đặc phong tỏa hoàn toàn cảng biển này. Ảnh: Tàu chiến Mỹ ra khỏi cảng Hải Phòng sau khi kết thúc chiến dịch. Nguồn ảnh: Flickr.

Mời độc giả xem Video: Chiến dịch End Sweep - một trong những chiến dịch quân sự "tử tế" nhất của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-my-tu-tay-tieu-huy-buc-tuong-thuy-loi-tren-vinh-bac-bo-1058810.html