Vì sao Mỹ đặc biệt e ngại hệ thống phản công hạt nhân Perimeter của Nga?

Hệ thống phản công hạt nhân Perimeter chế tạo dưới thời Liên Xô và đang phục vụ trong quân đội Nga có cơ chế hoạt động siêu đặc biệt, gần như không thể ngăn chặn. Nếu hệ thống này hoạt động, đó chính là dấu hiệu của ngày tận thế.

Ngày 30/8/1974, sắc lệnh số 695-227 của lãnh đạo tối cao Liên Xô giao cho Phòng thiết kế Dnepropetrovsk nhiệm vụ chế tạo hệ thống phản công hạt nhân có tên gọi Perimeter, mục đích sử dụng trong trường hợp bị tấn công hạt nhân và không có liên lạc với Bộ Tổng tham mưu.

Ngày 30/8/1974, sắc lệnh số 695-227 của lãnh đạo tối cao Liên Xô giao cho Phòng thiết kế Dnepropetrovsk nhiệm vụ chế tạo hệ thống phản công hạt nhân có tên gọi Perimeter, mục đích sử dụng trong trường hợp bị tấn công hạt nhân và không có liên lạc với Bộ Tổng tham mưu.

Các nhà khoa học Liên Xô đưa ra ý tưởng vô cùng độc đáo là sử dụng tên lửa đạn đạo trang bị bộ truyền phát sóng radio cực mạnh, đóng vai trò như đường truyền dẫn thông tin tới các bệ phóng vũ khí hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo UR-100UTTKh là trung tâm của hệ thống này. Thay vì bay thẳng tới mục tiêu, quả đạn lại bay trên bầu trời Liên Xô, gửi lệnh khai hỏa tới tất cả tên lửa được đặt trong hầm ngầm, máy bay, tàu chiến, bệ phóng mặt đất.

Hệ thống Perimeter hoàn toàn tự động mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người. Quyết định phóng tên lửa được thực hiện bởi cơ chế kiểm soát tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo phức tạp.

Những lần phóng thử nghiệm cho thấy toàn bộ các thành phần trong hệ thống Perimeter đều tương tác thành công với nhau, và đầu đạn phát tín hiệu gắn trên tên lửa luôn bay theo quỹ đạo đã định.

Trong trường hợp lãnh đạo cấp cao nhận được thông tin từ hệ thống cảnh báo sớm rằng có một nước khác đã phóng tên lửa vào Liên Xô, Perimeter cũng được kích hoạt ở trạng thái báo động.

Nếu không nhận lệnh hủy báo động trong thời gian nhất định, tên lửa sẽ được phóng đi. Điều này giúp loại bỏ yếu tố con người và bảo đảm sẽ có đòn giáng trả hạt nhân ngay cả khi các phân đội điều khiển, phóng tên lửa bị tiêu diệt hoàn toàn.

Tháng 11/1984, tên lửa UR-100UTTKh mang đầu đạn phát tín hiệu được phóng từ Polotsk và truyền lệnh tới hầm chứa tên lửa đạn đạo RS-20 (SS-18 Satan) ở Baikonur. Quả RS-20 này đánh trúng trúng mục tiêu ở trường bắn Kura, trên bán đảo Kamchatka.

Tháng 1/1985, Perimeter được chính thức biên chế vào lực lượng hạt nhân chiến lược Liên Xô, 5 năm sau, hệ thống được nâng cấp mang mật danh là Perimeter-RC.

Theo Hiệp định START-1, hệ thống đã dừng trực chiến trong một thời gian. Tuy nhiên Perimeter một lần nữa được tái kích hoạt và đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu sau khi hết thời hạn hiệu lực của START-1 (tháng 12/2009).

Đến nay, hệ thống Perimeter vẫn thường xuyên được Nga nâng cấp nhằm đảm bảo năng lực trả đũa hạt nhân của mình. Lần công khai xác nhận sự hiện diện của Perimeter gần đây nhất là vào năm 2015.

Hệ thống phản công hạt nhân đặc biệt này của Nga đã bị một quan chức Mỹ là trợ lý Bộ trưởng. Ngoại giao Christopher Ford chỉ trích. Theo cách nói của ông Ford, có một hệ thống như vậy là "tàn khốc".

"Đối với bất cứ ai quan tâm đến đạo đức của vũ khí hạt nhân, Perimeter chắc chắn đặt ra những câu hỏi rắc rối. Liệu Nga có thể sử dụng nó như một thứ gì đó hơn là chỉ để trả thù”?

“Hoạt động của tổ hợp Perimeter rõ ràng giống như một dấu hiệu của ngày tận thế!", ông Ford nhấn mạnh khi nói về thiên chức thực sự của các hệ thống răn đe hạt nhân Nga.

Về phía Moskva, giới chức quân sự nước này cho rằng Perimeter chỉ mang sức mạnh phòng thủ chứ không chú trọng vào tấn công, và những ai lo ngại về tổ hợp này đơn giản là chưa có cách khắc chế nó nếu có ý định gây hại cho nước Nga.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-vi-sao-my-dac-biet-e-ngai-he-thong-phan-cong-hat-nhan-perimeter-cua-nga-post450500.antd