Vì sao Mỹ bí mật nghiên cứu hệ thống phòng không Pantsir-S của Nga

Mỹ đã có được một hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo từ tay Quân đội Quốc gia Libya (LNA), bí mật vận chuyển tới căn cứ của Mỹ ở Đức.

Mỹ đã có được hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo, từ Libya, sau khi hệ thống vũ khí này được cung cấp cho lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA), sau đó bí mật chuyển nó tới căn cứ quân sự của Mỹ ở Đức, tạp chí quân sự Mỹ Militarywatchmagazin viết.

Theo Militarywatchmagazine, Pantsir là hệ thống vũ khí tương đối mới, được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2012. Nó được đánh giá cao vì tính cơ động, linh hoạt cao và đã có chiến tích bắn rơi ít nhất 1 máy bay chiến đấu và hơn 100 máy bay không người lái ở nhiều chiến trường khác nhau.

Hệ thống vũ khí này hiện đã được sử dụng ở hơn 10 quốc gia, trong đó đã xuất hiện những biến thể mới nhất như Pantsir-SM. Việc tiếp cận với một mẫu Pantsir đầy đủ để nghiên cứu sẽ là một cơ hội tốt cho Quân đội Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Pantsir-S1 phiên bản bánh hơi. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.

Pantsir-S1 phiên bản bánh hơi. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.

Việc nghiên cứu các hệ thống vũ khí lợi hại của đối thủ giúp Mỹ có phương án đối phó hiệu quả chống lại các loại chúng; đồng thời định hình sự phát triển của các chương trình vũ khí của Mỹ trong tương lai.

Trong khi đó, hãng thông tấn Nga Sputnik dẫn thông tin từ tờ The Times, nói, hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1E mà lực lượng Chính phủ hiệp định quốc gia Libya (GNA) chiếm được (từ LNA) vào tháng 6 năm ngoái đã được bí mật chuyển tới cơ sở của Mỹ ở Đức, nhưng đến bây giờ người ta mới được biết về vụ vận chuyển này.

Pantsir-S1 phiên bản bánh xích. Ảnh: Vitaly V. Kuzmin.

Chuyên gia quân sự Nga Yuri Knutov nói với Sputnik, phiên bản xuất khẩu của Pantsir-S1E khá nổi tiếng trên thế giới, và nó đã được cung cấp cho UAE, Iraq, Iran, Syria, Libya,... Lực lượng nào có được trong tay hệ thống này sẽ có cơ hội tốt để tháo rời và tìm ra các lỗ hổng của nó để đối phó.

“Người Mỹ có thể quan tâm đến trình độ của công nghệ, đến việc chế tạo các cụm thiết bị và chi tiết. Điều đó khó lòng được nghiên cứu kỹ lưỡng khi nó trưng bày ở triển lãm hay từ sự hỗ trợ của một đối tác hữu hảo với Mỹ như UAE, bởi không thể tháo rời các khối cơ cấu. Nhưng khi có mẫu thật, bạn hoàn toàn có thể tháo rời nó.”, chuyên gia Knutov cho biết.

Hệ thoosg phòng không Pantsir-S1 của LNA tại Libya. Ảnh: Ednews.

Đồng thời, quân đội thậm chí có thể không quan tâm đến radar Pantsir-S1E, họ sẽ nghiên cứu những cụm máy thứ cấp, vì khi vô hiệu hóa chúng thì thiết bị sẽ không thể hoạt động. Ví dụ, hệ thống sưởi ấm hoặc điều hòa không khí, ông Kornev nói.

Chuyên gia quân sự Kornev lưu ý, người Mỹ có thể chia sẻ dữ liệu về tổ hợp Pantsir-S1E với các đồng minh NATO của họ, chẳng hạn như Thổ Nhĩ Kỳ, nước có quan hệ khá căng thẳng với Nga trong những năm gần đây. Ngoài ra, nếu những lỗ hổng chưa biết trước đây được phát hiện trên Pantsir-S1E, chúng có thể được công bố để “dìm hàng” vũ khí này trên thị trường xuất khẩu vũ khí.

Militarywatchmagazine tiết lộ, Mỹ cũng từng có trong tay hệ thống S-300PT cũng như các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư Su-27, MiG-23, MiG-29, hệ thống phòng không 2K12 KuB,.. từ Ai Cập và các nước Ukraine, Belarus, Moldova sau khi Liên Xô sụp đổ. Năm 1988, Mỹ cũng nhận được một “chiến lợi phẩm” là chiếc Mi-25 sau khi nó rơi ở Lybia.

Huy Anh

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/vi-sao-my-bi-mat-nghien-cuu-he-thong-phong-khong-pantsir-s-cua-nga-100913.html