Vì sao Hong Kong, Macao là thiên đường cho giới tội phạm quốc tế lẩn trốn?

Một khung pháp lý lỏng lẻo cũng như sự kết hợp thiếu chặt chẽ giữa chính quyền đại lục và Hong Kong có thể là lý do khiến giới tội phạm quốc tế hướng đến hòn đảo này.

Hong Kong và Macao trở thành thiên đường cho tội phạm quốc tế - Ảnh: Sam Tsang

Hong Kong và Macao trở thành thiên đường cho tội phạm quốc tế - Ảnh: Sam Tsang

Cảnh sát ở thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang đã bắt giữ được một tên tội phạm bị truy nã giữa đám đông 50.000 người nhờ vào công nghệ nhận diện khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo kỳ diệu.

Vụ bắt giữ chỉ là một trong nhiều trường hợp tương tự diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 tại các buổi hòa nhạc của ca sĩ Trương Học Hữu trên toàn quốc. Cộng đồng mạng nước này thậm chí đã gọi nam ca sĩ là "kẻ bắt tội phạm".

Tuy nhiên, số phận những kẻ tình nghi này sẽ rất khác nhau bởi họ đã cố gắng tìm cách nhập cảnh vào hai vùng hành chính đặc biệt với khung pháp lý riêng biệt. Dù các hệ thống pháp lý tại đây từng được khen ngợi, một số sự kiện và xu hướng gần đây ở Hong Kong và Macao bao quanh việc truy tìm, bắt giữ và trao trả những tội phạm chạy trốn đã gây ra nhiều lo ngại về quá trình xử lý tội phạm nước ngoài.

Trong trường hợp đặc biệt ở Hong Kong, các câu hỏi đã nảy sinh về hoạt động và số lượng các hiệp định song phương với một số khu vực lân cận. Những khung pháp lý chồng chéo khiến việc xử lý các tội phạm lẩn trốn trở nên khó khăn.

Số lượng tội phạm đào tẩu hoặc đầu hàng ở Hong Kong theo các điều ước quốc tế đã giảm đáng kể trong hai thập kỷ kể từ khi thành phố thuộc về chủ quyền của Trung Quốc, theo dữ liệu của chính phủ.

Từ năm 1997, tỷ lệ và số lượng các thỏa thuận Hong Kong ký với các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài để chính thức hóa hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống tội phạm cũng giảm dần. Những thông tin trên chủ yếu dựa trên dữ liệu công khai do các quan chức tư pháp từ chối tiết lộ số liệu đầy đủ bất chấp nhiều yêu cầu.

Từ năm 1997 đến năm 2002, 31 tội phạm đã bị bắt trong thành phố và trở về quốc gia của mình, theo số liệu chính thức. Trong cùng thời gian này, 12 tội phạm trốn khỏi Hong Kong đã được trao trả sau khi bị bắt ở nước ngoài.

Tuy nhiên, trong giai đoạn giữa năm 2008 và năm 2017, các con số tương đương là 23 và 11 - một sự sụt giảm đáng kể, gây ra nhiều nghi ngờ.

Năm 2002, Hong Kong đã ký thỏa thuận về việc xử lý các tội phạm đầu thú hoặc chạy trốn và hỗ trợ pháp lý với 19 quốc gia khác. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 15 năm từ năm 2002 đến năm 2017, chỉ có 29 thỏa thuận được ký kết, lần cuối cùng với Cộng hòa Séc vào tháng 2/2015.

"Cho đến nay, Hồng Kông đã ký thỏa thuận của các bên vi phạm trốn thoát với 20 khu vực pháp lý, và các thỏa thuận hỗ trợ pháp lý lẫn nhau (MLA) với 32 khu vực pháp lý", một phát ngôn viên cho biết.

Các thỏa thuận hỗ trợ pháp lý lẫn nhau có thể bao gồm mọi thứ từ việc thu thập chứng cứ đơn giản ở Hong Kong đến quá trình thu thập lời khai sau khi tội phạm đầu thú.

Ngoài ra, không một thỏa thuận chính thức nào liên quan đến Ma Cao và mọi nỗ lực đạt được thỏa thuận với trung tâm sòng bạc đã thất bại. Ma Cao có các thỏa thuận MLA với một số quốc gia, nhưng không đề cập đến các tội phạm đào tẩu.

Với khung hành pháp còn nhiều kẻ hỡ và trong bối cảnh các quốc gia châu Á đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, không ngạc nhiên khi số lượng tội phạm kinh tế kéo tới đây ngày càng nhiều.

Môt học giả về Macao, ông Jorge Menezes, cho biết: “Các tội ác có động cơ chính trị là một vấn đề rõ ràng đáng lo ngại. Các thỏa thuận hỗ trợ pháp lý lẫn nhau đã ẩn chứa trong chúng một ý tưởng về các tiêu chuẩn toàn cầu nhưng không dễ dàng áp dụng cho mỗi quốc gia hoặc vùng tự trị, đặc biệt là với chế độ mở cửa như Hong Kong và Macao”.

Thu Phương (Theo SCMP)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/vi-sao-hong-kong-macao-la-thien-duong-cho-gioi-toi-pham-quoc-te-lan-tron-a242837.html