Vì sao hoàng đế nhà Thanh không chọn mỹ nhân làm vợ?

Trong hai tiêu chuẩn chọn tú nữ thời Thanh không hề nhắc đến hai từ 'xinh đẹp'. Vì sao lại có quy định kỳ lạ như vậy.

Hai tiêu chuẩn chọn tú nữ mà nhà Thanh công khai gồm: một là phẩm đức, hai là gia thế. Tướng mạo không quan trọng, nếu tú nữ quá xinh đẹp, sẽ có mối nguy từ việc hoàng đế đắm chìm vào nữ sắc và hậu cung sóng gió vì ghen tuông.

Hai tiêu chuẩn chọn tú nữ mà nhà Thanh công khai gồm: một là phẩm đức, hai là gia thế. Tướng mạo không quan trọng, nếu tú nữ quá xinh đẹp, sẽ có mối nguy từ việc hoàng đế đắm chìm vào nữ sắc và hậu cung sóng gió vì ghen tuông.

Năm Quang Tự thứ 13 (năm 1887), Quang Tự 17 tuổi tự mình điều hành triều chính, Từ Hy thái hậu từ “buông rèm nhiếp chính” trở thành “giám hộ”. Từ Hy sau khi thành người giám hộ liền can dự vào chuyện hôn nhân của Quang Tự. Đầu năm Quang Tự thứ mười bốn (năm 1888), Từ Hy đưa ra chi phí và kế hoạch hôn lễ của Quang Tự. Ngày 27 tháng 7 năm Quang Tự thứ mười bốn (ngày 3.9.1888), ra chỉ lệnh công bố “Đại hôn lễ của Hoàng Đế tổ chức vào ngày hai bảy tháng một năm Quang Tự thứ mười lăm”. Cho dù ngày hôn lễ đã định, nhưng hoàng hậu là ai vẫn còn là một bí ẩn. Cho đến ngày mùng năm tháng mười năm Quang Tự thứ mười bốn (tức ngày 18.11.1888), một hoàng hậu và hai phi tần của hoàng đế Quang Tự mới được chọn ở Điện Thể Hòa, Tử Cấm Thành.

“Quá trình chọn hoàng hậu”: Chọn tư cách không chọn nhan sắc. Bộ tổ chức: Bộ Hộ. Điều kiện tham gia: các cô gái trong đội Bát Kỳ từ 13 đến 16 tuổi, khỏe mạnh không khuyết tật. Nơi chọn: Tĩnh Di Hiên, Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Quy tắc thi: Ba năm một lần chọn tú nữ trong đội Bát Kỳ, người được chọn “sẽ được kết hôn với Hoàng đế, hoàng tôn, hoặc được chỉ hôn với hoàng thân quốc thích.”

Trước hết, cần nghiêm ngặt điều tra xem họ là người thuộc kỳ nào, bao nhiêu tuổi. Những người có khuyết tật không được chọn, do người đứng đầu các kỳ sẽ báo cáo nguyên nhân với Đô Thống, sau đó báo lên Bộ Hộ tấu trình với hoàng đế, mới có thể được miễn không tham gia chọn tú nữ. Nếu phạm quy tắc, sẽ bị điều tra trị tội.

Trước khi chọn tú nữ, trước hết do Bộ Hộ tấu trình lên Hoàng Đế, sau khi được phê chuẩn, do các trưởng quan các đội bát ký, lần lượt đưa danh sách các cô gái ở độ tuổi thích hợp lên trình báo, Nha môn Đô Thống Bát kỳ sẽ tổng kết, sau đó hoàng đế quyết định ngày chọn. Tú nữ được chọn ở các Kỳ phải đến kinh thành trước. Trước ngày chọn tú nữ một ngày, xe họ ngồi do Trưởng Quang của từng Kỳ chỉ đạo và sắp xếp thứ tự. Khi trời tối, xe xuất phát, khi đêm xuống thì vào Địa An Môn, đợi ở bên ngoài Thần Vũ Môn của Tử Cấm Thành, sau khi cửa cung mở, những tú nữ được chọn theo thứ tự xuống xe, đi học thái giám trong cung vào Thuận Trinh Môn. Khi chọn tú nữ, thường năm đến sáu tú nữ đứng thành một hàng, do hoàng đế , thái hậu đích thân ra chọn.

Hai tiêu chuẩn chọn tú nữ mà nhà Thanh công khai gồm: một là phẩm đức, hai là gia thế. Tướng mạo không quan trọng, nếu tú nữ quá xinh đẹp, sẽ có mối nguy từ việc hoàng đế đắm chìm vào nữ sắc và hậu cung sóng gió vì ghen tuông.

“Vòng cuối cùng”: Hoàng hậu sớm đã được Từ Hy chọn. Thời gian: ngày 8 tháng 11 năm 1888. Địa điểm: Điện Thân Hòa của Tử Cấm Thành. Giám khảo: Quang Tự, Từ Hy. Người làm chứng: Vinh Thọ Cố Luân Công Chúa (tức trưởng nữ của Cung Thân Vương) và các phúc tấn. Người hầu: Thái giám, cung nữ. Sau khi lựa chọn, tú nữ được chọn gồm 31 người, qua hai lần Từ Hy đích thân kiểm tra, cuối cùng vào vòng “cuối cùng” chỉ có 5 người, gồm: con gái của em trai Từ Hy Diệp Hách Na Lạp Thị, hai người con gái của Tuần phủ Giang Tây Đức Hinh, hai người con gái của Thị Lang Trường Tự.

Trong vòng cuối, 5 tú nữ mặc dù có tài nghệ riêng, nhưng không có cơ hội để thể hiện. Quang Tự bị ép buộc trao ngọc như ý tín vật định tình của Hoàng Gia cho chị họ Diệp Hách Na Lạp Thị. Cuối cùng hai ý chỉ đồng thời được ban ra, kết quả vòng cuối đã định, một ý chỉ tuyên bố con gái của Đô Thống Quế Tường Diệp Hách Na Lạp Thị được chọn làm hoàng hậu, một ý chỉ khác thì tuyên bố hai con gái Tha Tha La Thị của Thi Lang Trường Tự được lần lượt phong làm Cẩn Phi và Trân Phi. Ảnh: Chân dung ái phi của Quang Tự hoàng đế - nàng Trân Phi.

"Ghi chép về việc chọn hoàng hậu”. Câu chuyện thứ nhất: Lý Liên Anh ăn của đút lót trong việc chọn hai Hoàng Phi. Khởi nguồn câu chuyện: từ chắt của Từ Hy là Diệp Hách Na Lạp Căn Chính. Khi Hoàng đế chọn Phi tử, thì tuyển chọn khắp nơi trên cả nước, nhưng có thể xuất hiện trước mặt Quang Tự chỉ có 60 người, đồng thời trong số 60 người này, chỉ chọn ra một hoàng hậu, hai hoàng phi. Ảnh: Chân dung vua Quang Tự.

Vào ngày chọn phi, Quang Tự trong số 60 người đã yêu thích Trân Phi. Quang Tự cầm ngọc như ý trong tay, do dự. Vì ngọc như ý đưa cho ai, thì người đó làm hoàng hậu. Nhưng Từ Hy sớm đã nói ý định của mình cho Quang Tự. Quang Tự bước đến trước mặt Trân Phi, đột nhiên hoàng đế cảm thấy vô cùng đau lòng. Vào lúc này, Lý Liên Anh sớm đã biết ý định của Từ Hy liền bước đến dìu Quang Tự đến trước mặt Long Dụ, trao ngọc như ý vào tay Long Dụ. Long Dụ trở thành hoàng hậu của Quang Tự. Ảnh: Hoàng đế Quang Tự và Trân Phi.

Để Trân Phi được làm hoàng hậu, nhà của Trân Phi, Cẩn Phi đã chi rất nhiều tiền đút lót người thân cận của Từ Hy là Lý Liên Anh. Nhưng Lý Liên Anh hiểu rõ ý của lão Phật gia, hoàng hậu chính thức chỉ có thể là con gái của đô thống Quế Tường - em trai Từ Hy. Cho nên, ông ta chỉ có thể giở thủ đoạn ở việc chọn phi, đồng thời cũng nghĩ cách để chị của Trân Phi cũng trở thành phi tử. Lý Liên Anh định dùng hai vị trí hoàng phi đổi lấy một vị trí hoàng hậu coi như là sự trao đổi với nhà Trân Phi. Ảnh: Chân dung thái giám Lý Liên Anh.

Câu chuyện thứ hai: Từ Hy vừa lòng mới thuận theo ý của Quang Tự. Khởi nguồn câu chuyện: Theo cuốn “Hoa tùy nhân thánh am chích ức” của Hoàng Tuấn Trứ. Theo cuốn “Hoa tùy nhân thánh am chích ức”, mùa đông năm Quang Tự mười ba, Tây Hậu (Từ Hy) vì việc chọn hoàng hậu cho Đức Tông (Quang Tự), đã triệu con gái các đại thần tham gia việc chọn phi tử vào triều tại Điện Thể Hòa, lần lượt xếp hàng. Lúc đó Thái Hậu ngồi, Đức Tông đứng, Vinh Thọ Cố Luân Công chúa và các phúc tấn ngồi phía sau, phía trước có bày một chiếc bàn dài nhỏ, bên trên có ngọc như ý, hai đôi túi thêu hoa sen màu đỏ, để làm vật làm chứng.

Thái hậu chỉ vào các cô gái rồi nói với Đức Tông: “Hoàng Đế chọn ai, cứ tự quyết, vừa ý ai thì trao ngọc như ý là được.” Đức Tông đáp “Việc lớn này là do Hoàng Gia Gia quyết định, thần tử không thể quyết định.” Thái Hậu kiên quyết bắt Đức Tông tự chọn, Đức Tông cầm ngọc như ý đứng trước hai con gái của Đức Hinh, có ý muốn chọn, Thái Hậu nói lớn “Hoàng đế” đồng thời ra ám thị chỉ người đứng đầu (tức cháu gái của Từ Hy). Đức Tông kinh ngạc, đành phải làm theo ý của Thái hậu, bất đắc dĩ trao ngọc như ý vào tay cháu gái Thái Hậu. Thái Hậu chọn người con gái mà Đức Tông để ý làm phi tần, đương nhiên có ưu thế trong việc tranh sủng, thái hậu lệnh cho công chúa đưa hai túi hoa sen cho hai cô gái xếp cuối, vì thế chị em Trân Phi được chọn.” Tin này là do thái giám trong cung Đường Quan Khanh truyền ra ngoài. Ảnh: Chân dung Trân Phi.

“Những tính toán trong việc chọn hoàng hậu”. Từ Hy chọn hoàng hậu để tăng thêm tai mắt. Từ Hy chọn cháu gái làm hoàng hậu là có tính toán của mình. Trước hết, phi tần của hoàng đế, đặc biệt là hoàng hậu, có quan hệ mật thiết với hoàng đế, có sức ảnh hưởng đặc biệt đối với suy nghĩ của hoàng đế. Lập cháu gái làm hoàng hậu thì tình thân càng thêm thân, hơn nữa làm như vậy cũng coi như có thêm một tai mắt đáng tin cậy được sắp đặt bên cạnh Quang Tự. Ảnh: Hoàng đế Quang Tự.

Thứ hai, sự thất bại trong việc chọn hoàng hậu cho Đồng Trị là một bài học lớn với bà. Từ Hy và hoàng hậu của Đồng Trị A Lỗ Đặc Thị có mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến mẹ con bất hòa, Từ Hy đương nhiên không muốn lịch sử lặp lại. Vậy tại sao Quang Tự không muốn chọn chị họ làm hoàng hậu? Theo ghi chép, con gái Diệp Hách Na La Thị của Quế Tường tướng mạo bình thường, lại còn bị gù, hơn nữa đã 21 tuổi, lớn hơn Quang Tự 3 tuổi. Đối với Quang Tự, chọn chị họ làm vợ là điều khó chấp nhận được, hơn nữa bề ngoài Long Dụ khó nhìn, không chọn làm hoàng hậu cũng có lý do về lý và tình. Nhưng Long Dụ là do Từ Hy chỉ định, Quang Tự không dám làm trái ý chỉ của Thái Hậu. Ảnh: Hoàng đế Đồng Trị.

Theo Bảo Khanh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-hoang-de-nha-thanh-khong-chon-my-nhan-lam-vo/20190829023607765