Vì sao Hàn Quốc như 'ngồi trên đống lửa' khi Iran xung đột với Mỹ

Hàn Quốc có rất nhiều 'lợi lộc' gắn liền với cuộc xung đột của Iran với Mỹ và việc Seoul ngay lập tức đáp lại lời kêu gọi kéo quân tới eo Hormuz là bằng chứng rõ ràng nhất.

Eo biển Hormuz cách xa Hàn Quốc tới nửa vòng Trái Đất nhưng những lợi ích kinh tế của quốc gia châu Á này lại gắn chặt với eo biển này. Đây cũng chính là lý do khiến Hàn Quốc đáp trả ngay lập tức và là quốc gia đầu tiên trên thế giới đáp lại lời kêu gọi đồng minh kéo quân tới vịnh Oman của Mỹ cách đây ít ngày. Nguồn ảnh: Sealite.

Hàn Quốc hiện tại là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới. Nhu cầu dầu mỏ của quốc gia này thậm chí còn ngày càng tăng, ngành công nghiệp hóa dầu cũng là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cực lớn cho Seoul. Nguồn ảnh: Gmap.

Trong quá khứ, Iran từng là một trong những quốc gia có mối quan hệ cực kỳ chặt chẽ với Seoul, thậm chí Hàn Quốc từng có lúc là quốc gia nhập khẩu nhiều dầu thô nhất từ Iran và Iran là quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ ba cho Hàn Quốc. Vậy nên trong bối cảnh hiện tại, mọi xung đột xảy ra ở Iran nói chung và eo Hormuz nói riêng đều ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: NASA.

Một trong những lý do khiến Hàn Quốc sẵn sàng đưa tàu chiến hoặc thậm chí là cả lực lượng quân đội tới Iran để ủng hộ Mỹ trong mọi cuộc xung đột do Washington tiến hành trong vùng biển này đó là để "xí phần". Nguồn ảnh: QQ.

Lịch sử cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003 từng chứng minh, Mỹ với cương vị là một quốc gia dẫn đầu lực lượng tham chiến đã đối xử không hề "bạc đãi" chút nào với những quốc gia đồng minh ủng hộ mình trong chiến dịch xâm lược Iraq mà cụ thể ở đây là Anh đã thu được một món lợi kinh tế cực kỳ lớn từ mảnh đất hoang tàn này. Nguồn ảnh: QQ.

Nếu Mỹ tiến hành một chiến dịch quân sự tổng lực tấn công vào Iran và Hàn Quốc nối gót theo sau, chắc chắn Seoul sẽ thu được một món lợi kinh tế khổng lồ từ quốc gia này sau khi chiến cuộc kết thúc. Đây sẽ là một cú hích cực lớn cho nền kinh tế đang có phần chững lại của quốc gia này trong bối cảnh chiến tranh thương mại nảy lửa đang xảy ra quanh bờ Tây biển Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.

Kể cả khi một cuộc chiến tranh mới không diễn ra, Mỹ không tấn công tổng lực vào Iran thì sự hiện diện quân sự của Hàn Quốc ở vịnh Oman nói chung và eo Hormuz nói riêng cũng rất cần thiết cho sự "tồn vong" của nền kinh tế quốc gia này trong thời điểm hiện tại và trong tương lai gần. Nguồn ảnh: QQ.

Eo Hormuz là "địa chỉ đỏ" chiếm tới 25% tổng lượng dầu khí hóa lỏng xuất khẩu ra thế giới, lớn thứ ba toàn cầu. Với một nền kinh tế cần dầu mỏ như Hàn Quốc, sự an ninh của eo Hormuz cũng đồng nghĩa với việc an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Seoul được đảm bảo. Nguồn ảnh: QQ.

Nếu xung đột không xảy ra ở eo biển Hormuz, sự hiện diện của Hàn Quốc tại đây cũng được coi là "làm tròn trách nhiệm" với một đồng minh thân cận của Mỹ. Việc Hàn Quốc đồng thuận điều quân tới nơi cách quê nhà nửa vòng Trái Đất có thể coi là một thông điệp ngầm với Washington về việc "không bỏ rơi lẫn nhau" trong tương lai, đảm bảo rằng quân đội Mỹ sẽ vẫn hiện diện ở quốc gia này trong tương lai chứ không rút quân về nước như yêu cầu của phía Bình Nhưỡng đã xuất hiện trong nhiều cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều vừa diễn ra. Nguồn ảnh: QQ.

Tóm lại, không chỉ lợi ích kinh tế, mà thậm chí có thể coi một phần của sự "tồn vong" của đất nước Hàn Quốc phụ thuộc vào những nước đi của quốc gia này ở Trung Đông. Và tính tới thời điểm hiện tại, có thể thấy rằng những nước đi của Hàn Quốc là khá hợp lý ở cả khía cạnh ngoại giao, kinh tế lẫn quân sự. Nguồn ảnh: QQ.

Mời độc giả xem Video: Thăm tàu ngầm Type 209 của Hải quân Hàn Quốc

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-han-quoc-nhu-ngoi-tren-dong-lua-khi-iran-xung-dot-voi-my-1258168.html