Vì sao Hải quân Việt Nam cần tạo lớp tàu tên lửa của riêng mình?

Hiện nay hải quân Việt Nam vẫn đang còn trang bị trong biên chế một số lượng không nhỏ tàu phóng lôi và tàu tên lửa đã có tuổi đời rất lâu, vũ khí trang bị lạc hậu, tính năng kỹ thuật không còn được đảm bảo đòi hỏi sự thay thế.

Trong giai đoạn 1970 – 1980, Liên Xô đã viện trợ cho ta số lượng các tàu phóng lôi lớp Shershen (Đề án 206), Turya (Đề án 206M) và các tàu tên lửa lớp Osa (Đề án 205). Các tàu này đến nay, qua một thời gian dài sử dụng, đã không còn đảm bảo tính năng kỹ thuật tốt, vũ khí lạc hậu, cần có sự thay thế gấp trong tương lai sắp tới. Ảnh: Các tàu phóng lôi Turya và tàu tên lửa Osa tại cảng hải quân. Ảnh: Hùng Dũng.

Trong giai đoạn 1970 – 1980, Liên Xô đã viện trợ cho ta số lượng các tàu phóng lôi lớp Shershen (Đề án 206), Turya (Đề án 206M) và các tàu tên lửa lớp Osa (Đề án 205). Các tàu này đến nay, qua một thời gian dài sử dụng, đã không còn đảm bảo tính năng kỹ thuật tốt, vũ khí lạc hậu, cần có sự thay thế gấp trong tương lai sắp tới. Ảnh: Các tàu phóng lôi Turya và tàu tên lửa Osa tại cảng hải quân. Ảnh: Hùng Dũng.

Tàu tên lửa Osa (Đề án 205) có lượng giãn nước đầy tải 210 tấn, dài 38.6m, rộng 7.64m, trang bị 3 động cơ Diesel cho phép nó có thể đạt vận tốc tối đa hơn 40 hải lý/h và thủy thủ đoàn 28 người. Vũ khí trang bị là 4 tên lửa P-15 Termit và 2 pháo cao tốc AK-230 nòng đôi cỡ 30mm. Việt Nam đang biên chế 8 tàu loại này. Ảnh: Tàu tên lửa Osa hải hành trên biển.

Tàu phóng lôi Shershen (Đề án 206) có lượng giãn nước đầy tải 172 tấn, tàu dài 34.08m, rộng 6.72m, trang bị 3 động cơ Diesel cho phép nó đạt vận tốc tối đa hơn 40 hải lý/h và thủy thủ đoàn 24 người. Tàu trang bị 4 ống phóng lôi sử dụng ngư lôi chống tàu mặt nước cỡ 533mm loại Type 53-65 tầm bắn hơn 20km. Việt Nam đã nhận hơn 15 tàu loại này tuy nhiên đến nay do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đã chuyển một số huấn cải thành tàu cảnh sát biển. Mặc dù vậy vẫn còn ít nhất 4 tàu đang phục vụ. Ảnh: Tàu phóng lôi Shershen hiệp đồng tác chiến với trực thăng săn ngầm Ka-25 của Việt Nam.

Tàu phóng lôi Turya (Đề án 206M) có lượng giãn nước đầy tải 250 tấn, tàu dài 39.6m, rộng 7.6m, trang bị 3 động cơ Diesel cho phép tàu đạt vận tốc tối đa hơn 40 hải lý/h, thủy thủ đoàn 30 người. Tàu cũng trang bị 4 ống phóng lôi sử dụng ngư lôi 533mm loại Type 53-65 có tầm bắn tối đa hơn 20km. Hiện nay có 5 tàu loại này đang phục vụ trong hải quân Việt Nam. Ảnh: Đội hình tàu Turya (phía trái) và Osa (phía phải) của vùng 3 hải quân thực hiện nghi lễ. Ảnh: Hùng Dũng.

Một điểm chung của các tàu chiến loại cũ này của hải quân Việt Nam là có lượng giãn nước rất nhỏ, chỉ tầm 200 tấn, không thể đi biển xa, không thể thực hiện các nhiệm vụ ở Trường Sa, vũ khí đã lạc hậu, không còn đảm bảo tính năng kỹ thuật, yêu cầu cần sự thay thế gấp. Tuy nhiên hiện nay, nguồn kinh phí của quân đội ta đang rất hạn hẹp, không thể nhập khẩu thay mới toàn bộ các tàu này bằng loại tiên tiến hơn. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam.

Trong khi đó, số lượng các tàu hộ vệ tên lửa và tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại thì số lượng hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa thể đảm đương hết trách nhiệm nặng nề trên toàn bộ vùng biển rộng lớn của nước ta. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 số hiệu 012 Lý Thái Tổ.

Câu trả lời cho lối đi hiện nay là chúng ta sẽ tự tạo ra một lớp tàu tên lửa tấn công nhanh dựa trên những công nghệ ta sẵn có. Với thiết kế vô cùng tốt mà đang có mặt trong cả lực lượng hải quân và cảnh sát biển Việt Nam, đó là tàu TT-400TP. Ảnh: Hoàn thiện tàu TT-400TP tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà.

Năm 2009, Việt Nam chính thức đặt ky chiếc TT-400TP đầu tiên số hiệu HQ-272, với giá trị hợp đồng của mỗi tàu khoảng 1 triệu USD (chưa vũ khí). Từ đó Việt Nam đã đóng 6 tàu TT-400TP cho hải quân và 9 tàu TT-400 cho cảnh sát biển, tự chủ hoàn toàn thiết kế tàu pháo và đã không còn phải đi nhập từ nước ngoài. Điều này giúp cho ta tiết kiếm được kinh phí rất lớn, tự quyết định được số lượng tàu đóng mới mà không cần thông qua nước ngoài và mở ra cả tiềm năng xuất khẩu. Thực tế cho thấy, TT-400 là một lớp tàu tuần tra ưu việt, qua sự kiện HD-981 đã cho thấy sự bền bỉ và đáng tin cậy của TT-400. Ảnh: Hùng Dũng

Tàu có lượng giãn nước hơn 400 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Nói về thiết kế tàu, đây là tàu do Việt Nam tự đóng dựa trên bản vẽ sơ bộ tàu lớp LAN mua từ Ukraine. Không chỉ có tàu pháo tuần tra, còn một biến thể nữa của lớp LAN mà chúng ta nên chú ý đó là tàu tên lửa tấn công nhanh. Ảnh: Nguyên mẫu tàu tên lửa tấn công nhanh lớp LAN.

Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp LAN trang bị 2 bệ KT-184 sử dụng tên lửa KH-35 đặt ở phía đuôi tàu, đối diện nhau tương tự như cách sắp xếp 2 bệ phóng KT-184 trên tàu Gepard 3.9. Trong thời điểm hiện tại, tên lửa Kh-35 vẫn đang là tên lửa đối hải phổ biến nhất của hải quân Việt Nam với số lượng lớn, hơn nữa Việt Nam cũng đang có dự án tự sản xuất tên lửa VCM-01 dựa trên Kh-35 cho thấy đây vẫn sẽ là chủ lực của lực lượng ta trong thời gian tới. Ảnh: Thử nghiệm tàu TT-400TP sau khi hoàn thành.

Có thể thấy ở thiết kế tàu TT-400 dành cho cảnh sát biển Việt Nam, phần phía sau của tàu chừa khoảng không gian rất rộng, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu đặt 2 bệ phóng tên lửa KT-184 tương tự như lớp LAN. Ảnh: Cận cảnh đuôi tàu TT-400 của cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Hùng Dũng.

Chính vì vậy, việc chúng ta có thể mạnh dạn hoán cải và thiết kế ra một lớp tàu tên lửa tấn công nhanh của riêng mình có thể vừa tự chủ về số lượng, lại đảm bảo hậu cần đồng bộ với các tàu chiến phổ biến trong biên chế, đồng thời sử dụng vũ khí mạnh mẽ và đặc biệt là giá thành vô cùng rẻ. Đây có lẽ chính là lối đi tiết kiệm và nhanh nhất cho chúng ta hiện nay nếu muốn thực hiện một cuộc cách mạng đối với lực lượng hải quân nước nhà.

Video Hình ảnh huấn luyện mới nhất của Hải quân Việt Nam năm 2020 - Nguồn: QPVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-hai-quan-viet-nam-can-tao-lop-tau-ten-lua-cua-rieng-minh-1397338.html