Vì sao Hải quân Mỹ dễ bại trong chiến tranh trên biển?

Thực trạng thiếu các tàu vận tải hạng nặng có thể là điểm yếu chí tử, khiến Mỹ thất bại trong cuộc chiến trên biển và cả trên mặt đất.

Ông Denise Krepp - cựu cố vấn pháp lý của Cục Hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ mới đây đã chê bai khả năng tiếp vận của hải quân Hoa Kỳ khi gọi các tàu vận tải quân sự của Mỹ là những “lon thiếc rỉ sét”.

Nhận xét này được ông Denise Krepp nêu lên trong bài báo công bố trên trang web của Viện Hải quân Hoa Kỳ.

“Các tàu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh trong thành phần hạm đội của ta đã xuống cấp đáng kể, tạo ra mối đe dọa đối với sự an toàn của các nhân viên quân sự và cả an ninh quốc gia của Hoa Kỳ” - bài báo viết.

Ông Denise Krepp nêu ví dụ là tàu Cape May, hạ thủy vào tháng 2 năm 1972 và chiếc Altair xây dựng vào năm 1973 đều là những con tàu đã quá cũ, khả năng vận chuyển, tiếp tế kém.

Thực tế này cũng đã được ghi nhận và phản ánh trong các cuộc tập trận tiến hành hồi mùa thu năm 2019. Kết quả công bố cho thấy, chỉ có 39 trong số 61 tàu sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Số còn lại chỉ “sẵn sàng tương đối” hoặc cần được sửa chữa.

Bài báo nhấn mạnh, nếu thực trạng này không được thay đổi, hải quân Hoa Kỳ có thể gặp nhiều khó khăn trong một cuộc chiến tranh dài ngày trên biển trước những đối thủ hùng mạnh, hiện đang tăng cường sức mạnh quân sự trên biển như Nga hay Trung Quốc.

Mới hồi cuối tháng 1, ông Lauren Thompson, người phụ trách chuyên mục Quốc phòng của Forbes cũng đưa ra nhận xét rằng, Hoa Kỳ có nguy cơ thua cuộc trong một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra ở Á-Âu do tình trạng hiện nay của hạm đội tàu vận tải.

Theo nhà quan sát, hải quân Hoa Kỳ có những điểm yếu như sau:

Một là: Khả năng vận chuyển trang bị kém

Thứ nhất, Hoa Kỳ thường tiến hành chiến sự cách xa bờ biển của mình, đó là lý do tại sao Hải quân Mỹ buộc phải triển khai quân đội, thiết bị và máy móc trên chiến trường từ những khu vực khác đến, đây là một nhiệm vụ hậu cần hết sức phức tạp.

Chuyển thiết bị tới nơi bằng đường hàng không là bất khả thi vì hàng hóa quá nặng. Vì thế khoảng 90% tất cả những hàng hóa cần thiết phải được cung cấp bằng đường biển.

Các tàu vận tải quân sự của Mỹ bị giới chuyên gia cho là đã lỗi thời, khả năng sẵn sàng vận chuyển kém

Các tàu vận tải quân sự của Mỹ bị giới chuyên gia cho là đã lỗi thời, khả năng sẵn sàng vận chuyển kém

Nhưng theo ông Thompson, tất cả các tàu vận tải đã lỗi thời nghiêm trọng và chỉ 40% trong số tất cả các tàu vận tải sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Bộ Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tìm cách giải quyết tình huống khó khăn này bằng cách triển khai các tàu vận tải dân sự kiểu RORO (tàu Roll-on/Roll-off, tức là tàu vận chuyển hàng hóa là các loại hàng hóa tự vận hành lên tàu được như: Xe hơi, xe tải, xe moóc kéo…).

Và trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Hải quân Hoa Kỳ sẽ được phép trưng dụng tất cả các các tàu dân sự.

Thứ hai là: Cung cấp hậu cần cho quân đội

Nhưng ngay cả phương pháp trưng dụng các tàu vận tải sân sự cũng không thể giúp giải quyết hết các nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho quân đội, bởi trong chiến tranh không chỉ cần các trang bị thiết giáp mà còn cần tới nhiều thứ hàng hóa, thiết bị khác.

Ông Thompson cho rằng, vai trò của vận chuyển đường biển ngày càng quan trọng, không chỉ đối với tác chiến trên biển, mà còn với cả tác chiến trên bộ. Những lực lượng mặt đất thiện chiến nhất trên thế giới cũng có thể vào trận chậm trễ hoặc hoặc mất khả năng chiến đấu hiệu quả do thiếu phương tiện giao thông hàng hải.

Vị chuyên gia quân sự Mỹ tin chắc rằng, “các kẻ thù của nước Mỹ” cũng nhận thức rõ về điểm yếu này và đã tích cực chuẩn bị để có thể đánh bại Mỹ trong một cuộc chiến tiềm năng trên biển.

“Tồi tệ hơn nữa, gần đây, Nga đã bắt đầu tích cực thực hiện các cuộc tập trận hạm đội tàu ngầm ở Đại Tây Dương. Điều này cho thấy, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Đông và Tây, không phải tất cả các tàu vận tải Mỹ sẽ có thể hành trình đến đích” - ông Thompson viết.

Chuyên gia quân sự này nêu dự cảm không lành và kêu gọi Quốc hội khẩn trương bắt tay vào hiện đại hóa các công ty vận tải và mua tàu mới. Nếu không, Mỹ sẽ không được chuẩn bị đầy đủ cho "những trường hợp khẩn cấp chắc chắn sẽ phát sinh trong những năm tới".

Toàn Thắng

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/vi-sao-hai-quan-my-de-bai-trong-chien-tranh-tren-bien-3396851/