Vì sao GDP của Thâm Quyến vượt qua Hồng Kông?

Hồng Kông đã bị người hàng xóm Thẩm Quyến vượt qua về quy mô kinh tế lần đầu tiên.

Trung tâm công nghệ vượt qua trung tâm tài chính

Năm ngoái, tổng sản phẩm quốc nội của Hồng Kông đã tăng 3,8% lên 2,66 tỷ đô la Hồng Kông (340 tỷ USD), theo số liệu chính thức phát hành hôm 28.2. Mặc dù đạt mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011, GDP của thành phố/đặc khu kinh tế này vẫn giảm xuống thấp hơn GDP của Thâm Quyến, khi nền kinh tế của thành phố này tăng trưởng 8,8% lên 2,24 tỷ Nhân dân tệ (355 tỷ USD) vào năm 2017.

Sự thay đổi trong bảng xếp hạng làm nổi bật sự tích tụ của sự giàu có chưa từng có ở Thẩm Quyến trong suốt bốn thập kỷ qua. Là đặc khu kinh tế đầu tiên do cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thành lập, Thâm Quyến đã vươn mình từ một làng chài nhỏ thành một trung tâm sáng tạo toàn cầu, được gọi là thung lũng Silicon của Trung Quốc.

Đây cũng là nơi có các gã khổng lồ công nghệ như Tencent Holdings, nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei Technologies và Da-Jiang Innovations.

Được thúc đẩy bởi bối cảnh đổi mới sôi động, Thâm Quyến đã trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ ba ở Trung Quốc, sau Bắc Kinh và Thượng Hải.

Ngược lại, Hồng Kông – từng một thành viên đáng tự hào của "Bốn con rồng châu Á" cùng với Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan – ngày càng trở nên bớt quan trọng hơn đối với Trung Quốc trong hai thập niên qua. Khi được nước Anh trao trả vào năm 1997, quy mô kinh tế của đặc khu này chiếm 1/5 nền kinh tế Trung Quốc, nhưng bây giờ tỷ lệ này là dưới 3%.

Tuy nhiên, xét về mức độ giàu có của các cá nhân, Hồng Kông vẫn vượt xa Thâm Quyến. Đặc khu này có GDP bình quân đầu người là 46.000 USD vào năm 2017, thuộc vào hàng cao cao nhất trên thế giới. Thâm Quyến ghi nhận GDP bình quân đầu người là 27.100 USD vào năm 2017.

Những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hong Kong

Ông Paul Chan Mo-po, người phụ trách tài chính của Đặc khu Hồng Kông, nói ông "không ngạc nhiên" về việc Thâm Quyến vượt qua cựu thuộc địa của Anh.

"Đặc khu này có một số thành phố lớn hơn chúng tôi, và họ có nhiều người hơn", Chan nói. "Điều quan trọng hơn là chúng tôi có một sự tăng trưởng ổn định và chất lượng cao."

Hồng Kông được quản lý theo nguyên tắc "nhất quốc, lưỡng chế" đã dựa vào nền công nghiệp tài chính, phát triển bất động sản và thương mại quốc tế để tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ Hồng Kông từ lâu đã bị chỉ trích vì không phân bổ đủ nguồn lực cho công nghệ và đổi mới.

Theo dữ liệu mới nhất của World Bank, Hồng Kông chỉ dành 0,3% GDP hàng năm cho nghiên cứu và phát triển. Trái lại, Thâm Quyến đã đầu tư gần 4,7% tổng GDP vào nghiên cứu và phát triển.

Billy Mak Sui-choi, Giáo sư tại Đại học Baptist Hồng Kông, nói: "Hồng Kông cần phải đầu tư vào các ngành công nghiệp mới để phát triển trong dài hạn”. Ông nói rằng chỉ bằng cách nuôi dưỡng nhiều động cơ tăng trưởng, thế hệ trẻ sẽ có thể cải thiện thu nhập của họ, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng GDP nhanh hơn trong tương lai.

Chính quyền mới của Hồng Kông dường như đã tiếp nhận thông điệp này, vì người phụ trách tài chính của thành phố đã lên kế hoạch sử dụng thặng dư tài chính cho phát triển công nghệ.

Với triết lý "đầu tư cho tương lai" và "đa dạng hóa nền kinh tế", ông Chan đưa ra kế hoạch chi tiêu tích cực cho năm tài chính 2018-2019 vào ngày 28.2, với những khoản đầu tư lớn vào công nghệ và giáo dục.

Kế hoạch ngân sách của ông Chan phù hợp với kế hoạch dũng cảm do bà Carrie Lam Cheng Yuet-ngor (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) - Trưởng đặc khu Hồng Kông - đề ra nhằm tăng gấp đôi chi tiêu cho Nghiên cứu và Phát triển của thành phố lên 1,5% GDP trong 5 năm tới.

Hồng Kông có kế hoạch tăng chi tiêu của chính quyền 13,5% so với một năm trước lên 557,9 tỷ đô la Hồng Kong, với hơn 50 tỉ đô la Hồng Kông dành cho đổi mới và công nghệ, gấp 5 lần ngân sách trước đó. Quỹ mới này sẽ được sử dụng để phát triển giai đoạn đầu của một công viên công nghệ và đổi mới gần biên giới giữa Hồng Kông và Thâm Quyến, nâng cấp cơ sở vật chất tại hai dự án khoa học tập trung của thành phố và tài trợ cho các quỹ công nghệ có liên quan.

Cách tiếp cận chủ động hơn của chính quyền mới đã đánh dấu một chấm dứt chính sách tài khóa "thận trọng" dưới thời ông John Tsang Chun-wah (Tăng Tuấn Hoa). Cựu lãnh đạo tài chính của Hồng Kông đã không muốn chi tiêu tiền thuế của người dân trong thập kỷ qua, và tích lũy được một khoản dự phòng tài chính hơn 1 nghìn tỉ USD như hiện nay.

Năm ngoái, thành phố ghi nhận mức thặng dư ước tính là 138 tỷ đô la Hồng Kông, khi sự bùng nổ bất động làm tăng doanh thu bán hàng và thu thuế. Ông Chan cho biết ông sẽ dành 40% thặng dư cho các biện pháp cứu trợ một lần, bao gồm cả tiền lương và giảm thuế lợi tức, và trợ cấp tiền mặt cho người người gặp khó khăn. Chan hy vọng các biện pháp của ông sẽ kích thích Hong Kong tăng trưởng kinh tế 2% trong năm nay.

Nguồn Nikkei

Mạnh Đức

Nguồn NCĐT: http://nhipcaudautu.vn/the-gioi/thi-truong-quoc-te/vi-sao-gdp-cua-tham-quyen-vuot-qua-hong-kong-3322814/