Vì sao gạch lát nền ở Tử Cấm Thành còn đắt hơn cả vàng, giá lên đến 1,35 tỷ đồng/viên

Một cặp 'gạch vàng' đã được bán với giá hơn 800.000 NDT (2,7 tỷ VND), tương đương hơn 400.000 NDT/viên (1,35 tỷ VND).

Tử Cấm Thành - nay được gọi là Cố Cung là cung điện hoàng gia Trung Hoa trong hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tòa kiến trúc vĩ đại này được xây dựng từ năm 1406 tới năm 1420. Đây là một trong 5 cung điện lớn nhất thế giới.

Tử Cấm Thành là một trong 5 cung điện lớn nhất thế giới.

Tử Cấm Thành là một trong 5 cung điện lớn nhất thế giới.

Trong vài năm gần đây, “gạch vàng” này đã nhiều lần xuất hiện trong các cuộc đấu giá. Vài năm trước, một cặp “gạch vàng” được sản xuất trong “Ngự Diêu” thuộc triều nhà Minh, thời vua Vĩnh Lạc đã được bán với giá hơn 800.000 tệ (khoảng 2.7 tỷ VNĐ).

Trong tử Cấm Thành nền nhà được lát bằng gạch vàng.

Thực tế, loại "gạch vàng” này là những viên gạch có chiều dài khoảng 0.73m, 0.66m, 0.56m. Loại gạch này ban đầu có tên là Kinh Chuyên (tức là: loại vật liệu chuyên dùng cho hoàng cung). Loại gạch này được chế tác rất tỉ mỉ, viên gạch mịn, kết cấu đặc, khi gõ lên viên gạch sẽ nghe thấy âm thanh của vàng và tuyệt đối không bị lỗ hổng.

Tuy không làm từ vàng thật nhưng cái tên “gạch vàng” vẫn rất xứng đáng. Bởi loại gạch này phải mất 2 năm mới chế tạo xong. Năm xưa, dân gian Trung Quốc còn lưu truyền câu tục ngữ “một lượng vàng, một viên gạch” để mô tả loại vật liệu đắt đỏ này.

Một cặp “gạch vàng” đã được bán với giá hơn 800.000 NDT (2,7 tỷ VND).

Quá trình chế tạo gạch vô cùng phức tạp. Riêng việc xử lý đất phải trải qua đầy đủ 7 công đoạn đào, vận chuyển, phơi khô, nện đất, nhào trộn, mài, rây. Loại đất này phải là đất sét chỉ có ở thôn Lục Mộ, Tô Châu. Sau khi phơi đất một năm để loại bỏ chất đất, người ta sẽ khử hết các bọt khí để tạo thành cục đất sét đặc ruột. Sau khi cho đất sét vào khuôn, nghệ nhân chế tạo sẽ phơi khô ở chỗ râm trong 7 tháng rồi mới đưa vào lò nung. Người làm gạch dùng rơm, trấu để đốt lò, làm như vậy sẽ loại bỏ được khí ẩm trong đất. Gạch được nung trong suốt 40 ngày, sau khi ra lò thì ngâm vào dầu ép từ hạt quả trẩu trơn.

Đáng tiếc rằng bí quyết luyện “gạch vàng” đã thất truyền theo thời gian. Giờ đây, không ai có thể tạo ra những viên gạch tương tự. Cũng vì lẽ đó mà gạch Tử Cấm Thành luôn có mức giá trên trời.

Kiều Trang (T/h)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-tuc/vi-sao-gach-lat-nen-o-tu-cam-thanh-con-dat-hon-ca-vang-gia-len-den-135-ty-dongvien-a209730.html