Vì sao F-16 Hà Lan bị trúng đạn pháo của...chính mình?

6/4, một tiêm kích F-16 của Không quân Hà Lan đã gặp một sự cố vô cùng hy hữu trong cuộc tập trận diễn ra tại căn cứ không quân Leeuwarden.

Theo trang Nederlandse Omroep Stichting, trong cuộc tập trận vừa diễn ra, hai máy bay tiêm kích F-16 của Không quân Hà Lan khi đó đã cùng thực hiện khoa mục bắn đạn pháo và một chiếc bị trúng phát đạn của chính mình.

Hậu quả là vỏ máy bay bị hư hại và những mảnh đạn găm trúng vào động cơ, khiến máy bay mất kiểm soát và rơi gần như ngay lập tức. Rất may, khi vụ việc hy hữu trên xảy ra mà không gây thương tích nào, viên phi công đã kịp nhảy xuống thao trường Vliors.

Các thanh tra của Không quân Hoàng gia Hà Lan hiện nay vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về cuộc điều tra nội bộ, tuy nhiên có thể máy bay đã lâm vào tình huống tương tự từng xảy ra trong quá khứ với tiêm kích F-11.

Tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Không quân Hà Lan

Tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Không quân Hà Lan

Vào ngày 21/9/1956, phi công thử nghiệm Tom Attridge của Grumman trong khi kiểm tra hệ thống vũ khí của tiêm kích F-11F Tiger đã bắn một loạt đạn pháo, sau đó ông hạ góc bay hướng xuống dưới và bắn thêm một loạt nữa. Gần một phút sau loạt bắn đầu tiên, viên phi công đã bị trúng đạn của... chính mình.

Tình huống trên được phân tích bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới và đã cho cái nhìn vụ thể về sự cố. Cụ thể, Attridge bắn pháo ở độ cao 4 km rồi bị trúng đạn ở độ cao 2 km. Viên đạn trên máy bay F-11F khi bắn ra có sơ tốc đầu nòng hơn 3.200 km/h, trong khi chiếc F-11F Tiger phá vỡ bức tường âm thanh ở tốc độ 1.420 km/h.

Dễ nhận thấy vận tốc viên đạn vượt xa tốc độ máy bay, có nghĩa là không cách nào hai vật thể trên gặp được nhau. Nhưng sau khi di chuyển một quãng đường nhất định, viên đạn sẽ dần mất động năng và bị chậm lại đáng kể. Trong thực tế, viên đạn đã có tốc độ bằng với máy bay hoặc chậm hơn tại thời điểm va chạm.

Theo báo cáo, chiếc F-11F của Attridge bổ nhào xuống khoảng 11 giây trước khi những viên đạn khai hỏa trước đó bắn trúng. Nếu chiếc tiêm kích bay với vận tốc 1.420 km/h, có nghĩa là viên phi công đã điều khiển máy bay lao xuống với cự ly 4,3 km trong thời gian đó.

Sơ đồ hình học giải thích vì sao tiêm kích F-11F Tiger của Attridge có thể tự bắn chính mình

Về cơ bản chúng ta có một tam giác vuông, cho phép dùng định lý Pitago để tính toán và làm một số công thức lượng giác, rất dễ nhận thấy phi công Attridge đã bay ngang khoảng 3,8 km khi bổ nhào với cự ly xuống thấp 1,8 km.

Tất cả những gì cần phải làm bây giờ chỉ là xem viên đạn có đạt được khoảng cách trên trong thời gian đó hay không? Theo các số liệu công khai, chúng ta có thể tính toán chính xác quỹ đạo của viên đạn.

Phép tính cơ bản này chỉ ra con số xác nhận việc viên đạn đủ chậm lại bằng khoảng 50 - 60% tốc độ máy bay (sức cản không khí), sau đó nó di chuyển 3,8 - 4,8 km trong thời gian từ lúc rời khỏi nòng pháo cho đến lúc trúng vào phi cơ của Attridge.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/bi-mat-quan-su/vi-sao-f-16-ha-lan-bi-trung-dan-phao-cuachinh-minh-3377773/