Vì sao Đức trở thành 'ngoại lệ' của châu Âu trong đại dịch Covid-19?

Châu Âu và Mỹ hiện đang là những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 cả về số người mắc và số ca tử vong. Tuy nhiên, một 'ngoại lệ' đã xuất hiện ở Đức khi quốc gia châu Âu này ghi nhận hơn 100.000 ca bệnh, song tỷ lệ tử vong lại vô cùng thấp.

Một trạm xét nghiệm Covid-19 tại Halle, Đức. Ước tính 1 tuần có khoảng 350.000 người Đức được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2

Một trạm xét nghiệm Covid-19 tại Halle, Đức. Ước tính 1 tuần có khoảng 350.000 người Đức được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2

Điểm lặng trong tâm bão

Đứng thứ 5 trên thế giới về tổng số ca nhiễm Covid-19, song số người tử vong do đại dịch này tại Đức lại thấp hơn hẳn so với nhiều quốc gia khác. Tính đến ngày 17-4-2020, số trường hợp mắc Covid-19 tại Đức là hơn 134.000 người, trong đó 3.804 bệnh nhân đã tử vong. Đây được xem là tỷ lệ tử vong thấp nhất được ghi nhận tại khu vực châu Âu và Mỹ.

Kể từ thời điểm “cơn bão” Covid-19 bùng phát tại châu Âu và Mỹ hồi đầu tháng 4, Đức đã triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ. Nhờ vậy, tỷ lệ người tử vong chỉ chiếm khoảng 2%, trong khi đó con số này tại Italy là 13%, Tây Ban Nha 10%, Pháp 11%. Điều này đã khiến Đức trở thành 1 trong những quốc gia nổi trội trong công tác điều trị và phòng chống Covid-19.

Giáo sư Hendrik Streeck - Viện trưởng Viện Truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Bonn (Venusberg, Đức) chia sẻ, ông đã nhận được các cuộc điện thoại từ đồng nghiệp của mình ở nhiều nơi trên thế giới hỏi về vấn đề này. Theo đó, ông khẳng định, những thành quả này của Đức đạt được nhờ kết hợp nhiều yếu tố.

Độ tuổi trung bình người bệnh thấp hơn

Yếu tố đầu tiên nằm ở độ tuổi trung bình của các bệnh nhân Covid-19. Theo Giáo sư Hans-Georg Kräusslich tại Bệnh viện Đại học Heidelberg - một trong những bệnh viện nghiên cứu hàng đầu Đức - những người nhiễm Covid-19 tại nước này có độ tuổi trung bình thấp hơn so với các quốc gia khác.

Cụ thể, tuổi trung bình của những người mắc bệnh ở Đức rơi vào khoảng 50 tuổi, trong khi đó tại Italy và Tây Ban Nhà là khoảng 62-65 tuổi. Điều đó đã góp phần quan trọng hỗ trợ công tác điều trị và chăm sóc cho các bệnh nhân bởi những người trẻ hơn thường có sức đề kháng tốt để chống chọi với bệnh tật.

Tổ chức xét nghiệm diện rộng

Chính phủ Đức đã nhanh chóng hành động ngay khi đại dịch Covid-19 chạm tới nước này. Họ đã triển khai và tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 trên diện rộng. Điều này đã giúp Đức nhanh chóng xác định và điều trị cho người bệnh kể từ khi họ chưa phát bệnh hoặc mới chỉ có các triệu chứng nhẹ ban đầu. Đây là 1 trong những điểm khác biệt giữa Đức và hầu hết các quốc gia châu Âu khi đối phó với Covid-19. Hầu hết các nước châu Âu như Italy chỉ chú trọng xét nghiệm và điều trị cho các bệnh nhân có biểu hiện nặng, cần tới sự hỗ trợ y tế.

Tờ New York Times cho biết, ngay khi Đức ghi nhận ca nhiễm bệnh đầu tiên hồi tháng 2-2020, các phòng thí nghiệm trên toàn quốc đã nhanh chóng thiết kế các bộ dụng cụ xét nghiệm Covid-19. Kể từ đó, mỗi tuần Đức tiến hành khoảng 350.000 thử nghiệm trên diện rộng công dân, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực. Các xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được thực hiện miễn phí để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối của phương pháp này, khác hoàn toàn so với Mỹ ở những tuần đầu khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là niềm tin của người dân Đức đối với Chính phủ của họ. Sự dẫn dắt và chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Angela Markel đã góp phần giúp Đức giảm thiểu tối đa số ca tử vong do Covid-19. Kết lại, giáo sư Kräusslich nhận định: “Sức mạnh lớn nhất giúp Đức vượt qua đại dịch nằm ở bước đi đúng đắn của người đứng đầu và niềm tin tuyệt đối của người dân đối với chính phủ”.

Cách làm này không những giúp nhà chức trách nhanh chóng phát hiện người bệnh mà còn hỗ trợ quá trình phòng chống lây lan bằng cách khoanh vùng, cách ly các khu vực có khu cơ bùng dịch. Ngoài ra, việc người bệnh được xét nghiệm sớm sẽ giúp công tác điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Chính phủ Italy cũng từng nhận định việc chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19 ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu góp phần quan trọng giúp chữa khỏi bệnh, tránh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng.

Giáo Sư Kräusslich phát biểu: “Khi người bệnh được chẩn đoán sớm, chúng tôi sẽ chủ động hơn trong việc cung cấp máy thở cho họ trước khi tình trạng sức khỏe của họ xấu đi. Điều này đã khiến cơ hội sống sót của bệnh nhân tăng lên cao hơn”.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên y tế, những người có khả năng bị lây nhiễm cao, cũng thường xuyên được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Để hiệu quả hơn, một số bệnh viện đã bắt đầu thực hiện các xét nghiệm theo khối. Họ lấy mẫu thử của 10 nhân viên và chỉ theo dõi các xét nghiệm riêng lẻ nếu có kết quả dương tính.

Đội ngũ y bác sĩ tại Đức thường xuyên được kiểm tra sức khỏe

Theo dõi tiếp xúc

Điều khiến Đức khác biệt với các quốc gia khác trong khu vực là việc theo dõi tiếp xúc của những người nghi nhiễm bệnh. Cụ thể, hồi cuối tháng 2-2020, một thanh niên 22 tuổi đã được trường học yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm sau khi người tham gia 1 lễ hội có nhiều người dương tính với SARS-CoV-2. Sau khi kết quả xét nghiệm cho thấy nam thanh niên này mắc Covid-19, trường học trên đã đóng cửa để đảm bảo an toàn cho các sinh viên khác.

Toàn bộ nhân viên, cán bộ giáo viên và học sinh của trường cũng được lấy mẫu xét nghiệm. Hành động này đã góp phần giúp Đức ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch và theo dõi được nguy cơ lây lan của “kẻ thù vô hình”. Chia sẻ về điều này, Giáo sư Streeck khẳng định, việc theo dõi tiếp xúc bao gồm xét nghiệm và khoanh vùng nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh đã được tiến hành và đem lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng chống Covid-19 tại Hàn Quốc và Đức đã học hỏi điều này từ họ.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe được chuẩn bị sẵn sàng

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các bệnh viện tại Đức đã nhanh chóng trang bị các giường điều trị đặc biệt với hệ thống máy thở để phục vụ người bệnh khi cần thiết. Cụ thể, hồi tháng 1, Đức đã chuẩn bị khoảng 28.000 giường chăm sóc đặc biệt, tương đương tỷ lệ 34 giường/100.000 người. Trong khi đó, con số này là 12/100.000 ở Italy và 7/100.000 ở Hà Lan.

Khi dịch bệnh lây lan tới Đức, các bệnh viện trên khắp đất nước cũng đã cố gắng mở rộng, trang bị thêm thiết bị y tế và chuẩn bị sẵn sàng nhân lực để chiến đấu với đại dịch. Tính đến đầu tháng 4-2020, số giường chăm sóc đặc biệt có sẵn tại đây là 40.000 chiếc. Đức đã tiếp nhận cả những bệnh nhân đến từ Italy, Tây Ban Nha và Pháp do tình trạng quá tải tại các quốc gia này.

Đi đôi với hệ thống chăm sóc sức khỏe đặc biệt, các chuyên gia Đức cũng bày tỏ sự lạc quan đối với biện pháp giãn cách xã hội, nhấn mạnh biện pháp góp phần quan trọng giúp kiểm soát tốc độ lây lan và giúp nền y tế Đức đương đầu với Covid-19 mà không bị rơi vào tình trạng khan hiếm trang thiết bị và giường bệnh. Việc có đầy đủ giường bệnh và trang thiết bị y tế giúp người bệnh được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nâng cao tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân.

Niềm tin của người dân vào Chính phủ

Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là niềm tin của người dân Đức đối với Chính phủ của họ. Sự dẫn dắt và chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Angela Markel đã góp phần giúp Đức giảm thiểu tối đa số ca tử vong do Covid-19.

Trước khi trở thành Thủ tướng Đức, bà Markel là nhà khoa học với nhiều năm kinh nghiệm. Điều này đã giúp bà có những bước đi chắc chắn, thông điệp rõ ràng, bình tĩnh và dẫn dắt người dân Đức đi qua dịch bệnh. Các biện pháp cách ly cộng đồng khắt khe của nữ Thủ tướng Đức khi áp dụng đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội và người dân Đức. Tỷ lệ người ủng hộ nữ Thủ tướng cũng đã tăng vọt trong thời gian này.

Kết lại, giáo sư Kräusslich nhận định: “Sức mạnh lớn nhất giúp Đức vượt qua đại dịch nằm ở bước đi đúng đắn của người đứng đầu và niềm tin tuyệt đối của người dân đối với chính phủ”.

Hạnh Nguyễn (Theo: New York Times)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/vi-sao-duc-tro-thanh-ngoai-le-cua-chau-au-trong-dai-dich-covid19/851059.antd