Vì sao đèn xi nhan lại có màu da cam?

Vào năm 1938, bằng sáng chế về đèn báo rẽ chính thức được cấp, ngay lập tức các nhà sản xuất ôtô, xe máy liền trang bị hệ thống này lên phương tiện của mình. Lúc ban đầu, đèn báo rẽ có màu trắng ở phía trước và màu đỏ ở phía sau.

Màu vàng hổ phách có bước sóng nhạy với não người hơn các màu khác, giúp dễ dàng nhận biết ở khoảng cách xa.

Màu vàng hổ phách có bước sóng nhạy với não người hơn các màu khác, giúp dễ dàng nhận biết ở khoảng cách xa.

Mãi cho đến năm 1963, ô tô tại Mỹ bắt buộc dùng màu cam làm đèn báo rẽ tương tự ngày nay và dần dần các nước khác trên toàn cầu cũng làm giống nước Mỹ. Vậy tại sao màu cam lại được dùng làm màu của đèn báo rẽ mà không phải là màu khác, hãy cùng tìm câu trả lời cho vấn đề này.

Thực chất màu cam mà mọi người thường gọi có tên gọi đúng là màu vàng hổ phách (Amber colour). Nguyên nhân mà hầu hết đèn báo rẽ có màu sắc này là dựa vào các nguyên cứu của các chuyên gia Mỹ vào năm 1990. Các chuyên gia này cho rằng bước sóng của màu hổ phách (592nm) nhạy với não người hơn bất kỳ màu sắc nào khác.

Đèn báo rẽ nằm trong cùng chóa đèn với đèn hậu thường có màu vàng hổ phách để tránh nhầm lẫn với đèn hậu.

Tại Việt Nam, Bộ giao thông vận tải có quy định đèn báo rẽ phải có ánh sáng màu hổ phách hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, đối với những xe có đèn báo rẽ và đèn chiếu hậu đặt gần nhau thì người sử dụng không nên lắp đèn báo rẽ màu đỏ nhằm hạn chế tình trạng phương tiện phía sau bị nhầm lẫn đèn hậu và đèn báo rẽ.

Cũng theo quy định của Bộ GTVT, đèn báo rẽ phải có tần số chớp (nháy) trong khoảng 60-120 lần/phút, diện tích bề mặt chiếu sáng của mỗi đèn báo rẽ không nhỏ hơn 7cm vuông. Vì thế việc độ, chế đèn báo rẽ dạng nút áo có thể vi phạm pháp luật.

Đèn xi nhan có bề mặt chiếu sáng nhỏ hơn 7cm vuông không đủ tiêu chuẩn lưu hành tại Việt Nam.

Mức phạt của việc lắp đặt, sử dụng thiết bị không đúng với thiết kế của nhà sản xuất dựa theo Điểm c, Khoản 4, Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.

khoahoc.tv

Nguồn GTVT: http://www.tapchigiaothong.vn/vi-sao-den-xi-nhan-lai-co-mau-da-cam-d82156.html