Vì sao có tới 5 thói quen chủ chốt có thể rèn luyện trí não để đạt được hiệu suất cao nhất? Cách lý giải từ chuyên gia thần kinh học ai cũng thấy chí lý

Câu hỏi đặt ra là những hành vi, thói quen, hoạt động và kích thích nào thực sự hiệu quả? Bạn có thể làm gì hàng ngày để rèn luyện trí não nhằm đạt được hiệu quả cao?

Bộ não của chúng ta không thể luôn đem lại hiệu suất cao nhất mỗi phút trong ngày và nó hoạt động khác nhau theo từng ngày.

Giống như cơ bắp được xây dựng trong phòng tập, não của bạn cần được kích thích và “tập thể dục” để phát triển và duy trì năng lực nhận thức.

Các thí nghiệm về tính khả biến thần kinh (khả năng thay đổi bền vững của não bộ trong suốt cuộc đời của một cá nhân) đã chứng minh rằng não có khả năng tự sửa đổi bằng cách thay đổi cấu trúc, tăng và giảm kích thước hoặc thay đổi sinh hóa của nó.

Tính khả biến thần kinh hoạt động thông qua sự lặp lại và kích thích trí óc. Rất nhiều thay đổi tích cực mà bạn mong đợi để có khả năng nhận thức tốt hơn nằm trong tầm kiểm soát của bạn- bạn có thể huấn luyện bộ não của mình để đạt được hiệu suất cao nhất. Đây là những cách rèn luyện trí não để đạt được hiệu suất cao nhất do các nhà khoa học thần kinh đưa ra:

Để kích thích trí óc một cách mạnh mẽ cần kết hợp với hoạt động thể chất

Lựa chọn các hoạt động hoặc bài tập liên quan đến nhiều bộ phận của não nhất có thể bao gồm mắt, tai, miệng, tay và chân.

Ví dụ, bạn có thể ném một quả bóng vào tường, ngâm thơ trong khi đang bật nhảy hay đọc sách hoặc tạp chí trong khi đi bộ trên máy chạy bộ. Mục đích chính là làm cho não bộ hoạt động tích cực cùng với cơ thể.

John Kennedy- nhà tiên phong trong lĩnh vực tính khả biến thần kinh ứng dụng và là giám đốc của Viện Hiệu suất Tâm thần cho biết: “Mỗi ví dụ này hoạt động đồng thời với não và cơ thể của bạn, theo nhiều cách sẽ cải thiện sự tập trung, khả năng ra quyết định và sự phối hợp” .

Để cải thiện năng lực nhận thức, hãy phát triển tư duy

“Nếu không liên tục phát triển và tiến bộ, những từ như cải tiến, thành tích và thành công chẳng có nghĩa lý gì.”- Benjamin Franklin.

Tư duy quyết định hành động, vì vậy những người có tư duy phát triển về khả năng cải thiện hoặc thay đổi của não được cho là có nhiều khả năng xây dựng những thói quen mới và tốt hơn có thể nâng cao khả năng nhận thức.

“Tôi nghĩ rằng phát triển tư duy là một phương pháp hack não rất hữu ích. Phát triển tư duy nhấn mạnh khả năng thay đổi và tăng trưởng thay vì tập trung vào năng lực hoặc khả năng ”- Tiến sĩ Linda Wilbrecht, Phó giáo sư tại UC Berkeley cho biết.

Bạn có thể cải thiện khả năng nhận thức của mình thông qua nỗ lực, tập luyện và kiên trì. Khi bạn sẵn sàng đón nhận những thói quen và hoạt động mới, bạn có thể xây dựng các lộ trình giúp não bộ của bạn khỏe hơn và thông minh hơn.

Bạn làm tốt các nhiệm vụ khó hoặc có giá trị cao khi não của bạn đạt hiệu suất tối ưu

Theo nghiên cứu, việc não bộ dần ngừng ghi nhận hình ảnh, âm thanh hoặc cảm giác khi bị kích thích liên tục trong thời gian quá dài sẽ khiến bạn mất tập trung và giảm hiệu suất làm việc.

Não bộ hoạt động một cách tự nhiên với năng lượng cao (khoảng một giờ), sau đó là năng lượng thấp (10–20 phút). Sự sụt giảm và dòng năng lượng tự nhiên này nên được sử dụng cho thời gian nghỉ ngơi và các nhiệm vụ có giá trị cao. Làm việc với cơ thể của bạn chứ không phải chống lại nó là cách nâng cao năng suất. Bạn không thể đòi hỏi nhiều hơn khi bộ não sắp hết năng lượng.

Tiến sĩ Randall Platt- trợ lý giáo sư, ETH Zurich cho biết: “Chắc chắn có bằng chứng cho thấy khi vùng vỏ não trước trán- bộ phận thực hiện nhiều hành động đưa ra quyết định hợp lý bị cạn kiệt năng lượng thì tính hợp lý và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bạn sẽ giảm đi”.

“Tôi khuyên bạn nên dành thời gian đạt hiệu suất cao nhất cho những công việc đòi hỏi sự khắt khe. Nếu hiệu suất làm việc của bạn tốt nhất vào lúc 7 giờ sáng và bạn đang kiểm tra email vào thời điểm đó, tôi không nghĩ rằng bạn đang sử dụng năng lực của mình một cách tối ưu ”. Ông nói với Trung tâm Sainsbury Wellcome.

Điều chỉnh cảm xúc tiêu cực rất quan trọng để đạt được hiệu suất cao nhất

Khi bạn thường xuyên căng thẳng, lo lắng, thất vọng hoặc buồn bã, não của bạn sẽ trở nên quá bận rộn khi cố gắng kiểm soát những cảm giác tiêu cực, bạn tiêu tốn rất nhiều năng lượng tinh thần và trở nên xao nhãng trong công việc.

Nhà khoa học thần kinh Hans Hagemann kiêm tác giả của cuốn sách Bộ não hàng đầu: Các chiến lược dựa trên khoa học để đạt được hiệu suất cao nhất cho biết: “Hai hệ thống trong não của bạn đang cạnh tranh. Điều đó dẫn đến việc bạn không còn tập trung vào bất cứ thứ gì nữa." Ông nói: “Để giành lại quyền kiểm soát nhận thức, hãy nhận biết và "ghi nhãn" cảm giác của bạn. Học cách nhận thức rõ hơn về các trạng thái cảm xúc của mình và kiểm soát chúng sao cho phù hợp.”

Đón nhận những trải nghiệm về xã hội và tinh thần mới giúp cải thiện chức năng nhận thức

Bạn có thể giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nếu sẵn sàng học các kỹ năng mới hoặc khó ngoài phạm vi an toàn của bạn. Một nghiên cứu về tác động của sự tương tác lâu dài đối với chức năng nhận thức cho thấy rằng việc học các kỹ năng mới và yêu cầu cao trong khi duy trì mạng xã hội là chìa khóa để giữ vững sự nhạy bén khi chúng ta già đi.

“Có vẻ như chỉ ra ngoài và làm điều gì đó là chưa đủ. Điều quan trọng là phải ra ngoài và làm một điều gì đó không quen thuộc và đầy thử thách đem đến sự kích thích rộng rãi về mặt tinh thần và xã hội”. Trưởng nhóm nghiên cứu Denise Park của Đại học Texas tại Dallas giải thích: “Khi bạn ở trong vùng an toàn của mình, bạn có thể ở ngoài vùng nâng cao.”

Để được hưởng lợi từ những trải nghiệm mới, hãy trau dồi tính hiếu kì của bạn, thành thạo các kỹ năng, thói quen và hoạt động mới tốt hơn giúp thúc đẩy giới hạn của bạn. Thực hành, khám phá và học hỏi những điều mới có thể cung cấp cho bộ não của bạn toàn bộ quá trình tập luyện cần thiết để hoạt động tốt nhất.

Điểm mấu chốt là bạn có thể cải thiện hiệu quả hoạt động của não bằng những thay đổi nhỏ và những bước đi đúng hướng.

Theo Medium

Phương Thu

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/vi-sao-co-toi-5-thoi-quen-chu-chot-co-the-ren-luyen-tri-nao-de-dat-duoc-hieu-suat-cao-nhat-cach-ly-giai-tu-chuyen-gia-than-kinh-hoc-ai-cung-thay-chi-ly-42020811162121635.htm