Vì sao châu Âu lo ngại Ukraine có vũ khí hạt nhân?

Tại Ukraine, tình trạng thiếu hụt vũ khí công nghệ cao đã dẫn đến những tiếng nói yêu cầu tái trang bị vũ khí hạt nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã cố gắng đề nghị Berlin cung cấp vũ khí bao gồm súng, xe bọc thép, thiết bị thông tin liên lạc... nhưng bị từ chối.

Tại một hội nghị của các ngoại trưởng NATO diễn ra vào ngày 1/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói rằng cuộc xung đột ở Donbass nên được giải quyết hoàn toàn bằng biện pháp chính trị, quan điểm của ngoại giao Đức trong vấn đề này vẫn là "Vũ khí sẽ không giúp giải quyết vấn đề".

Quan điểm của ông Mass đã được xác nhận bởi đại diện chính thức của chính phủ Đức Steffen Seibert: "Chúng tôi tuân thủ chính sách hạn chế, có trách nhiệm và không cho phép cung cấp vũ khí cho Ukraine."

Ông Robert Habek, đồng chủ tịch Đảng Xanh, người sau chuyến thăm Kiev gần đây, đã kêu gọi Berlin cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine dường như đã quên đi nguyên lý chính của đảng mình - đó là yêu cầu lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang các nước ngoài EU.

Nhưng có lẽ họ hy vọng sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo và do đó nói những điều trái ngược với tuyên bố của liên minh cầm quyền Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo - CDU / Đảng Xã hội Cơ đốc giáo - CSU. Chính phủ Đức khẳng định không cần thiết phải cung cấp vũ khí cho Ukraine, dẫn đến những người thuộc Đảng Xanh là phe đối lập đưa ra tuyên bố ngược lại.

Cơ hội để những “người xanh” trở thành đảng cầm quyền là khá cao. Theo một cuộc khảo sát xã hội học do tờ báo Bild am Sontag thực hiện, 27% người Đức sẵn sàng bỏ phiếu cho họ - nhiều hơn bất kỳ đảng nào khác. Đối với liên minh CDU / CSU - 24%.

Để chỉ trích liên minh cầm quyền, Đảng Xanh cũng phản đối Nord Stream 2, nhưng phải hiểu họ làm điều này không phải vì lợi ích của Ukraine, mà nhằm hạ thấp hình ảnh của phe đối lập trong mắt cử tri. Nếu "phe xanh" giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trên thực tế họ sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Sẽ rất nguy hiểm cho châu Âu nếu Ukraine sở hữu vũ khí hạt nhân

Berlin rất cảnh giác với các cuộc bạo động chính trị của chính quyền Ukraine. Hơn nữa, Đại sứ Ukraine Andriy Melnyk từng khiến người Đức sợ hãi khi yêu cầu kết nạp họ vào NATO, nếu không Kiev sẽ buộc phải khôi phục tình trạng hạt nhân của mình.

Tuyên bố đã được nói vào tháng 4, nhưng vào ngày 1/6, ông Melnik đã thuyết phục những người Đức theo hướng ngược lại: “Tôi muốn trấn an những người bạn Đức của chúng ta vào lúc này. Ở giai đoạn này, chủ đề trên không có trong chương trình nghị sự của chúng tôi".

Việc các chính trị gia Ukraine muốn có một quy chế hạt nhân rồi đột ngột tuyên bố rằng vấn đề này không có trong chương trình nghị sự cho thấy điều bất ổn và gây lo ngại lớn cho châu Âu.

Số lượng các cường quốc hạt nhân trên thế giới bị giới hạn nghiêm ngặt và họ đảm bảo rằng không có ai khác sở hữu những vũ khí này. Vào đầu những năm 1990, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã lên tiếng phản đối nền độc lập của Ukraine, vì lo ngại vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ sẽ rơi vào tay những người không đáng tin cậy.

Washington hiểu rằng một Ukraine hạt nhân chỉ an toàn nếu nó nằm dưới sự kiểm soát của Moskva. Khi đó Ukraine vẫn nằm trong Liên Xô, Tổng thống Leonid Kravchuk và nhóm của ông hiểu được điều này, họ đã từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy cơ hội lãnh đạo một quốc gia độc lập.

Đại sứ Melnyk nhấn mạnh rằng các đảm bảo an ninh mà phương Tây đưa ra cho Ukraine để đổi lấy tình trạng hạt nhân không phải là biện minh cho chính họ, vì chúng không ngăn cản Nga “chiếm đóng” 7% lãnh thổ Ukraine. Đại sứ nói: “Điều này có nghĩa là một sự mất niềm tin bất thường, kể cả đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân".

Tuy vậy theo báo chí Nga, cái gọi là “7% lãnh thổ Ukraine” là những vùng đất từng thuộc Nga, cả cư dân của Donbass vào năm 1922 lẫn Crimea vào năm 1954 đều không được hỏi liệu họ có muốn trở thành một phần của Ukraine hay không.

Nhưng điều này không ngăn được Kiev coi Donbass và Crimea là đất của mình. Ngoài ra Kherson, Nikolaev, Odessa cũng không phải là lãnh thổ gốc của Ukraine, các khu vực này đã được sáp nhập vào Ukraine theo lệnh của chính phủ Liên Xô mà không tính đến ý kiến của người dân. Nhưng các nhà sử học Ukraine không thích ghi nhớ điều đó.

Cư dân của những khu vực nói tiếng Nga nói trên chưa bao giờ trở thành người bản địa của một Ukraine độc lập, vốn đã trở nên tồi tệ trên cơ sở lòng căm thù dân tộc chủ nghĩa. Một quốc gia như vậy có tương lai bất định, và việc sở hữu vũ khí hạt nhân tương đương với việc đặt châu Âu vào kịch bản đặc biệt nguy hiểm.

Tùng Dương

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vi-sao-chau-au-lo-ngai-ukraine-co-vu-khi-hat-nhan-3433342/