Vì sao biệt kích hải quân Mỹ thèm muốn súng lưỡng cư của Nga?

Có một thực tế là dù nắm trong tay lực lượng biệt kích hải quân lớn nhất thế giới, vậy mà Hải quân Mỹ vẫn không thể trang bị cho những người lính của mình nỗi một khẩu súng trường vừa có thể bắn được dưới nước lẫn trên bờ.

Theo hãng thông tấn Sputnik, Quân đội Nga vừa đặt mua số lượng lớn súng trường tấn công lưỡng cơ ADS hay còn được gọi súng trường tấn công đa môi trường. Thông tin này cũng được đại diện của Cục Nghiên cứu Thiết kế Trung ương Nga - Nikolay Komarov xác nhận tại triển lãm an ninh Interpolitex-2018. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Việc Quân đội Nga đưa vào trang bị dòng súng trườn tấn công dưới nước thế hệ thứ 2 chắc hẳn ít nhiều sẽ khiến lực lượng biệt kích hải quân Mỹ cảm thấy phật lòng, khi từ trước cho đến nay lực lượng chưa từng được trang bị bất cứ mẫu súng trường bắn dưới nước nào hoàn chỉnh. Vậy khẩu súng trường bắn được dưới nước mà biệt kích hải quân Mỹ đang ao ước có gì đặc biệt? Nguồn ảnh: topwar.ru.

Theo Army Recognition, với khả năng hoạt động cả ở dưới nước lẫn trên cạn, mẫu súng trường tấn công ADS sẽ là mẫu vũ khí giúp lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân đội Nga trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Khác với các loại súng bắn dưới nước trước đây của Liên Xô, ADS cho phép người sử dụng tác chiến hiệu quả ở mọi loại môi trường mà không cần tới bất kỳ sự chuyển đổi nào. Nguồn ảnh: topwar.ru

Giống nhiều mẫu súng khí độc đáo khác của Nga, ADS cũng do Cục thiết kế khí cụ Tula phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu về một loại vũ khí có thể hoạt động dưới dành cho các đơn vị đặc nhiệm của Nga. Và nó phải khắc phục được các nhược điểm của một số mẫu súng bắn dưới nước hiện có là chỉ có thể bắn được dưới nước nhưng lại không hoạt động hiệu quả trên cạn. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Sau khi đưa vào trang bị tron Quân đội Nga, ADS sẽ dần thay thế các mẫu súng dưới nước như SPP-1 và súng trường tấn công APS vốn đã lỗi thời, cũng như khắc phục tình trạng người nhái Nga phải mang theo hai loại vũ khí khác nhau khi tác chiến dưới nước. Trước đó ADS đã được Bộ Quốc phòng Nga đưa vào thử nghiệm từ năm 2013 và đã xuất sắc vợt qua được các bài thử nghiệm cấp nhà nước. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Súng trường lưỡng cư ADS được Viện thiết kế khí cụ Tula (Nga) bắt đầu nghiên cứu phát triển từ năm 2007 để trang bị riêng cho lực lượng đặc nhiệm người nhái của Nga. Do đó ngay từ trong quá trình phát triển mẫu súng này đã được thử nghiệm hạn chế trong các đơn vị đặc nhiệm hải quân Nga và dần được hoàn thiện theo thời gian. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Về thiết kế, ADS có hình dáng khá giống mẫu súng trường tấn công dạng bullpup A-91M trước đó của Nga với cơ chế hoạt động vẫn nạp đạn bằng khí nén với bolt xoay. Tuy nhiên để hoạt động được dưới nước một số cơ chế hoạt động trên ADS cũng khác so với các mẫu súng thông thường. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Điển hình như việc nạp đạn khí nén sẽ được điều chỉnh sang sử dùng khí hoặc áp suất nước bị nén, ngoài ra rãnh dẫn vỏ đạn của súng không nằm bên phải như các mẫu súng thông thường mà đẩy qua rãnh dẫn đạn ở phía trên thân súng ngay phía trên cụm cò với vỏ đạn được đẩy ra phía trước. Thiết kế này cũng tạo điều kiện giúp người thuận cả hai tay sử dụng ADS dễ dàng hơn một số dòng súng bullpup khác. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Một trong những yếu tố giúp ADS có thể hoạt động ở cả hai môi trường là việc nó sử dụng hai loại đạn khác nhau với mẫu đạn 5,45×39mm M74 dành cho trên cạn và 5,45×39mm PSP khi ở dưới nước. Và khi thay đổi môi trường hoạt động người nhái Nga chỉ cần thay đổi hộp tiếp đạn để tiếp tục sử dụng mẫu súng này đơn giản hơn rất nhiều so với APS. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Tuy được thiết kế để hoạt động dưới nước nhưng ADS cũng được tích hợp sẵn một súng phóng lựu 40mm sử dụng đạn VOG-25 và VOG-25P, mẫu vũ khí hỗ trợ này có thể gắn vào hoặc tháo ra tùy yêu cầu nhiệm vụ có thể tháo rời. Một cải tiến nữa là ADS được làm bằng vật liệu tổng hợp giúp nó chống bị ăn mòn khi hoạt động dưới nước vốn xảy ra trên APS. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Tầm bắn hiệu quả của ADS ở dưới nước là 25m khi ở độ sâu 30m và 18m khi ở độ sâu 20m thiết kế của mẫu đạn 5,45mm PSP cũng khác so với mẫu đạn 5,45mm tiêu chuẩn của Quân đội Nga. Trong khi đó, khi bắn trên cạn ADS không khác gì một khẩu súng trường tấn công thông thường với tầm bắn hiệu quả từ 500-1.000m với tốc độ bắn tối đa có thể đạt là 700 viên/phút. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Cấu tạo bên trong của ADS cũng được đánh giá là đơn giản và không quá phức tạp cho việc bảo dưỡng hay xử lý khi có hỏng hóc, bên cạnh đó nó còn mang các ưu điểm của dòng súng trường tấn công AK khi có thể hoạt động ở nhiều điều kiện khác nhau không đơn giản chỉ là ở dưới nước. Nguồn ảnh: topwar.ru.

ADS có chiều dài cơ sở là 685mm ngắn hơn so với một khẩu AK-74M với chiều dài nòng là 418mm và nặng tới 4.6kg một phần do thiết kế cũng như súng phóng lựu 40mm nó phải mang theo. Hộp tiếp đạn của ADS cũng sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn của AK-74 với 30 viên. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Súng trường tấn công đặc biệt ADS được đánh giá là mẫu súng có các tính năng kỹ chiến thuật tốt, nhưng cũng có một số mặt hạn chế nhất là trọng lượng của súng còn quá nặng mặc dù nó đã được làm bằng vật liệu tổng hợp siêu nhẹ, bù lại khi ở dưới nước nó lại là mẫu vũ khí tuyệt vời mà không phải quốc gia nào cũng có. Nguồn ảnh: topwar.ru.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh súng trường tấn công lưỡng cư mới của Quân đội Nga. (nguồn RT)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vi-sao-biet-kich-hai-quan-my-them-muon-sung-luong-cu-cua-nga-1135320.html